Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Khoa Nhĩ Thấm”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎top: clean up, general fixes, replaced: ; → ; using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 53:
[[Adai Khan]] của Khoa Nhĩ Thấm đã thách thức quyền lực của [[Liên minh Bốn Oirat|Bốn Oirats]] và triều đình nhà Minh trong cuộc đấu tranh kế vị của [[Bắc Nguyên]]. Tuy nhiên, ông đã bị giết ở Ejene vào năm 1438 và bộ tộc của ông buộc phải chạy trốn xuống phía nam. Khoa Nhĩ Thấm xuất hiện trở lại trong biên niên sử của người Mông Cổ với sự nổi lên của Unebolad wang vào cuối thế kỷ 15. Người Khoa Nhĩ Thấm liên minh với [[Dayan Khan]] và đánh bại Uriyangkhai trong trận Dalan Terqin năm 1510.
 
Năm 1624, [[Nỗ Nhĩ Cáp Xích]] thu phục bộ tộc Khoa Nhĩ Thấm, vốn sống du mục ở phía đông núi [[Tiểu Hưng An]] và phía tây [[Tùng Hoa]]. Họ là bộ tộc Mông Cổ đầu tiên phục tùng [[nhà Thanh]].<ref>New Qing imperial history By James A. Millward, Ruth W. Dunnell, Mark C. Elliott, p.100</ref> Người Khoa Nhĩ Thấm chịu trách nhiệm sản xuất cống phẩm [[sữa chualên Koumismen [[kumis]] cho các hoàng đế [[Mãn Châu]]. Các hoàng đế sau này của triều đại Mãn Thanh đã ban thưởng rất nhiều cho các quý tộc Khoa Nhĩ Thấm vì lòng trung thành ban đầu này. Các [[hoàng hậu]] đáng chú ý của triều đại nhà Thanh, chẳng hạn như [[Chiêu Thánh Hoàng Thái hậu]] (1613–88) và [[Hiếu Huệ Chương Hoàng hậu]] (1641–1717), đều thuộc bộ tộc Khoa Nhĩ Thấm - Bát Nhĩ Tề Cát Đặc.<ref>Marriage and inequality in Chinese society by Rubie Sharon Watson, Patricia Buckley Ebrey, Joint Committee on Chinese Studies (U.S.) p.176</ref> Khi phân chia Bát kỳ Mông Cổ, bộ tộc Khoa Nhĩ Thấm được chia thành hai cánh (bắc và nam), mỗi cánh có ba Kỳ.<ref>Occasional Papers by Mongolia Society, p.76</ref>
 
Do cuộc nổi dậy Kim Đơn Đạo Mông Cổ của [[người Hán]] vào năm 1891, hàng ngàn người thuộc bộ tộc [[Khách Lạt Thấm]] (Kharchin) đã chạy trốn và sát nhập vào bộ tộc Khoa Nhĩ Thấm. Sau năm 1900, văn hóa Hán và áp lực cai trị của Trung Quốc tăng dần trong các bộ tộc Mông Cổ. Khi [[Đế quốc Nhật Bản]] chiếm đóng các phần của [[Nội Mông]] và toàn bộ [[Mãn Châu]] vào năm 1931, người Khoa Nhĩ Thấm trở thành những người ủng hộ mạnh mẽ nhất việc giáo dục và cải cách thế tục trong số những người Mông Cổ. Sau [[Thế chiến thứ hai]], cuộc đấu tranh giai cấp ở nông thôn và cuộc nội chiến năm 1946–1948 diễn ra rất đẫm máu và gây chia rẽ. Kể từ đó họ đã trở thành một phe mạnh trong bộ máy [[Đảng Cộng sản Trung Quốc]] của [[Nội Mông]].