Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vườn quốc gia Gambella”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Infobox protected area | name = Vườn quốc gia Gambella | alt_name = | iucn_category = | photo = | photo_width = | photo_alt = | photo_caption = | map = Ethiopia | map_width = | map_alt = | map_caption = Vị trí tại Ethiopia | relief =1 | label = | label_position = | mark = | marker_size = | location = Gambela, Ethiopia | nearest_city = | nearest_town = | coordinates = {{coords|7|52|N|34|0|E|display=inline, title}}…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 17:50, ngày 30 tháng 10 năm 2021

Vườn quốc gia Gambella còn được gọi là vườn quốc gia Gambela là một vườn quốc gia nằm ở vùng Gambela, phía tây Ethiopia. Được thành lập vào năm 1974,[1] nó có diện tích lên tới {cvt|5016|km2|}} khiến nó trở thành vườn quốc gia lớn nhất ở Ethiopia.[2] Tuy vậy, vườn quốc gia này không được quản lý một cách hiệu quả trong suốt lịch sử của nó.[3]

Vườn quốc gia Gambella
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia Gambella
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia Gambella
Vị trí tại Ethiopia
Vị tríGambela, Ethiopia
Tọa độ7°52′B 34°0′Đ / 7,867°B 34°Đ / 7.867; 34.000
Diện tích5.016 km2 (1.937 dặm vuông Anh)
Thành lập1974–1975

Lịch sử

Gambella được thành lập trong khoảng thời gian 1974–1975 để bảo vệ môi trường sống và hệ động vật hoang dã, đặc biệt là hai loài Linh dương đồng cỏ sông NileLinh dương Kob tai trắng được cho là có nguy cơ tuyệt chủng vào thời điểm đó.[4][5] Các quần thể động vật trong vườn quốc gia bị suy giảm nghiêm trọng do nông nghiệp, nạn săn bắt trộm và việc thành lập các trại tị nạn, đặc biẹt là sau Nạn đói 1983–1985 ở Ethiopiatị nạn Sudan.[5][6][7]

Động thực vật

Vườn quốc gia Gambella có một trong những nơi có mật độ các loài động vật hoang dã cao nhất ở Ethiopia.[8] Đây là nơi trú ẩn của 69 loài động vật có vú, đáng chú ý có voi châu Phi, trâu rừng châu Phi, lợn lông rậm, lợn bướu thông thường, hươu cao cổ, hà mã, linh dương đồng cỏ sông Nile, linh dương đen Đông Phi, linh dương Tiang, linh dương nước, báo săn, báo hoa mai, sư tử, khỉ colobus đen trắng phía đông, khỉ đầu chó olive, linh cẩu đốm.[9][4][5]

Đây là nơi sinh sống của các đàn linh dương lau sậy Bohor, linh dương bụi rậm, linh dương Lelwel, linh dương Oribi, linh dương lang, linh dương Kob tai trắng.[9][4][5] Cuộc di cư của loài linh dương Kob tai trắng là cuộc di tản của động vật có vú lớn thứ hai ở châu Phi.[10][6] Năm 2015, Tổ chức Công viên Châu Phi và Cơ quan Bảo tồn Động vật Hoang dã Ethiopia lần đầu tiên đã khảo sát quần thể hươu cao cổ của vườn quốc gia và ước tính có từ 100 đến 120 cá thể hươu cao cổ. Hươu cao cổ tại Gambella được xếp vào phân loài Nubian.[11][12][13] IUCN cũng đã xác định đây là một khu bảo tồn sư tử vào năm 2005.[14]

Ngoài ra, vườn quốc gia này cũng là nơi trú ẩn của 327 loài chim, trong đó bao gồm cả các loài di cư bao gồm chim xúc cá châu Phi, sẻ lửa mặt đen, sếu vương miện xám, choi choi Ai Cập, bồ nông, chim ăn ong họng đỏ, kền kền, ưng cổ đỏ.

Thực vật chủ yếu là bèo tây, sậy núi cùng một số loài cây bui khác.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ Zoomers, A.; Kaag, M. (13 tháng 2 năm 2014). The Global Land Grab: Beyond the Hype. Zed Books. ISBN 9781780328973. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2017.
  2. ^ “African Parks Annual Report: 2015” (PDF). African Parks. 2015. tr. 80. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2017.
  3. ^ Rahmato, Dessalegn (2011). Land to Investors: Large-scale Land Transfers in Ethiopia. African Books Collective. tr. 27. ISBN 9789994450404. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2017.
  4. ^ a b c Kebbede, Girma (4 tháng 10 năm 2016). Environment and Society in Ethiopia. Taylor & Francis. tr. 172. ISBN 9781315464282. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2017.
  5. ^ a b c d Briggs, Philip; Blatt, Brian (2009). Ethiopia. Bradt Travel Guides. tr. 581. ISBN 9781841622842. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2017.
  6. ^ a b East, Rod (1999). African Antelope Database 1998. International Union for Conservation of Nature. tr. 167. ISBN 9782831704777. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2017.
  7. ^ Woube, Mengistu (2005). Effects of Resettlement Schemes on the Biophysical and Human Environments: The Case of the Gambela Region, Ethiopia. Universal-Publishers. tr. 133. ISBN 9781581124835. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2017.
  8. ^ IUCN (1989). The IUCN Sahel Studies 1989. International Union for Conservation of Nature Regional Office for Eastern Africa. tr. 105. ISBN 9782880329778. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2017.
  9. ^ a b Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ACF
  10. ^ Wuerthner, George; Crist, Eileen; Butler, Tom (19 tháng 2 năm 2015). Protecting the Wild: Parks and Wilderness, the Foundation for Conservation. Island Press. tr. 173. ISBN 9781610915489. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2017.
  11. ^ Morell, Virginia (25 tháng 6 năm 2015). “Inside the Fight to Stop Giraffes' 'Silent Extinction'. National Geographic. Truy cập ngày 26 tháng 9 năm 2017.
  12. ^ “Petition to Lift the Giraffe (Giraffa camelopardalis) Under the Endangered Species Act” (PDF). International Fund for Animal Welfare. 19 tháng 4 năm 2017. tr. 15. Truy cập ngày 27 tháng 9 năm 2017.
  13. ^ Shorrocks, Bryan (9 tháng 8 năm 2016). The Giraffe: Biology, Ecology, Evolution and Behaviour. John Wiley & Sons. tr. 317. Truy cập ngày 29 tháng 9 năm 2017.
  14. ^ IUCN Cat Specialist Group (2006). Conservation Strategy for the Lion West and Central Africa. Yaounde, Cameroon: IUCN.

Đọc thêm

Liên kết ngoài