Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Cải lương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n r2.7.2+) (Bot: Sửa en:Cai luong
Dòng 60:
*Đêm 16 tháng 11 năm 1918, tại Rạp Hát Tây Sài Gòn, có diễn tuồng ''Pháp - Việt nhứt gia'' (tức ''[[Gia Long]] tẩu quốc'') đánh dấu thời kỳ phôi thai của cải lương.
 
Sau đêm này, André Thận trước và Năm Tú sau, đã đưa cải lương lên sân khấu thiệt thọ. Năm 1922, tuồng ''Trang Tử thử vợ'' và tuồng ''Kim Vân Kiều'' diễn tại rạp [[Mỹ Tho]] rồi lên diễn tại rạp [[Chợ Lớn]] và rạp Modern Sài Gòn...lúc này hát cải lương mới thành hình thật sự...<ref>''Hồi ký bốn mươi năm mê hát'' tr. 215.</ref>
 
Và diễn biến tiếp theo của cải lương được ''Từ điển Bách khoa toàn thư Việt Nam'' tóm gọn như sau:
Dòng 66:
:''Những năm 1920 - 1930 là thời kì phát triển rực rỡ, nhiều gánh hát ra đời, nổi tiếng nhất là hai gánh ''Phước Cương'' và ''Trần Đắc'' có dàn kịch gồm 3 loại: các tuồng tích của [[Trung Quốc]], loại xã hội và loại phóng tác (như "Tơ vương đến thác", "Giá trị và danh dự").
:''Trong thời kì 1930 - 1934, nghệ thuật cải lương lan truyền ra ngoài Bắc và nhiều nghệ sĩ xuất sắc xuất hiện như Năm Phỉ, [[Phùng Há]], Bảy Nhiêu, [[Năm Châu]]... Thời kì kinh tế khủng hoảng, nhiều gánh hát tan rã. Dựa vào tâm lí của dân chúng ngả về tôn giáo, các gánh hát đua nhau diễn các tích về [[Phật]], [[tiên]], đi đầu là gánh hát Tân Thịnh.''
:''Từ 1934, xuất hiện phong trào "kiếm hiệp", đi đầu là gánh Nhạn Trắng và tác giả Mộng Vân người Bạc Liêu. Những vở nổi tiếng: "Chiếc lá vàng", "Bích Liên vương nữ", "Bảo Nguyệt Nương". Từ sau [[Cách mạng tháng Tám]] đến nay... Nhiều vở diễn mới xuất hiện, nội dung phong phú và đa dạng.''<ref>Xem bài "Một Vài Vấn Đề Về Nhạc Cổ Truyền Việt Nam" của GS. [[Trần Quang Hải]] tại [http://www.cailuongvietnam.com/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3525 đây]</ref>
 
===Phát triển và Hưng thịnh===
Tại [[miền Nam Việt Nam]], [[thập niên 60]] là thập niên hưng thịnh nhất của cải lương miền Nam, lấn át cả [[tân nhạc Việt Nam|tân nhạc]]. Các sân khấu cải lương được đông khán giả đến xem hàng ngày, nên ngày nào cũng có diễn xuất, nhờ đó, các soạn giả và nghệ sĩ có cuộc sống khá sung túc, và một số ca sĩ tân nhạc phải tìm cách chuyển nghề sang hát cải lương để tìm kiếm thành công như [[Hùng Cường (nghệ sĩ)|Hùng Cường]] <ref name="rfa1">[http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/a-diva-former-cai-luong-performer-02132012131046.html?searchterm=None “Nhạn trắng Gò Công” từng là đào thương], RFA, 13/2/2012</ref>. Riêng tại vùng [[Sài Gòn]], [[Chợ Lớn]], [[Gia Định]] đã có trên 39 rạp hát cải lương <ref name="hoangkim">[http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/theart-of-cailuong-mlam-04162011135246.html Đâu rồi thời hoàng kim của Cải lương!], RFA, 16/4/2011</ref> và 20 nơi luyện cổ nhạc (gọi là "lò"), trong đó có những "lò" nổi tiếng như của Út Trong (từng là trưởng giàn cổ nhạc của gánh Thanh Minh suốt 13 năm, và là người đã huấn luyện [[Thanh Nga]] từ lúc còn thơ ấu), [[Văn Vĩ]], Duy Trì, Huỳnh Hà, Tư Tân, Yên Sơn, Ba Giáo v.v.<ref name="rfa1">[http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/a-diva-former-cai-luong-performer-02132012131046.html?searchterm=None “Nhạn trắng Gò Công” từng là đào thương], RFA, 13/2/2012</ref>. Trong những giải thưởng của ngành Cải lương thời đó, nổi tiếng và uy tín có giải Thanh Tâm, do ông ký giả Thanh Tâm (tên thật là Trần Tấn Quốc) thành lập, hoạt động từ năm 1958 đến năm 1968, mà người nhận giải đầu tiên là nữ nghệ sĩ Thanh Nga <ref>[http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/historic-tt-award-n-actress-tn-04192011152058.html Bài 1: Giải Thanh Tâm và nữ nghệ sĩ Thanh Nga], Ngành Mai, RFA, 19/4/2011</ref>. Những soạn giả tuồng nồi tiếng trong thời này có [[Năm Châu]], [[Hà Triều]], [[Hoa Phượng]], Bảy Cao, Thiếu Linh, Thu An, [[Viễn Châu]] ( sáng tạo hình thức [[tân cổ giao duyên]], tức là hát cải lương chung với tân nhạc) <ref>[http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/ha-trieu-hoa-phuong-nmai-05292011084040.html Soạn giả Hà Triều Hoa Phượng], RFA, 29/5/2011</ref><ref>[http://www.rfa.org/vietnamese/programs/TraditionalMusic/vn-traditional-music-060411-06062011160207.html Nghệ sĩ Năm Châu: nguồn sáng tạo vô tận cho cải lương và điện ảnh Việt Nam], RFA, 6/6/2011</ref>. Những gánh hát cải lương nổi tiếng thời này có đoàn Thanh Minh, Thống Nhứt, Tiếng Chuông Vàng với những nghệ sĩ như [[Út Trà Ôn]], [[Hữu Phước]], [[Thành Được]], Hùng Cường, Tấn Tài, Dũng Thanh Lâm, [[Minh Cảnh]], Minh Vương, Út Bạch Lan, Ngọc Giàu, Thanh Nga, [[Lệ Thủy]], Mỹ Châu, Bạch Tuyết, Phượng Liên, Thanh Kim Huệ, Thanh Thanh Hoa, Dũng Thanh Lâm v.v.... <ref>[http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/TraditionalMusic_TQuang-20050910.html Những giọng ca vàng của sân khấu cải lương Sài Gòn trước đây], RFA, 10/09/2005</ref>
 
Sau khi [[chiến tranh Việt Nam]] chấm dứt, cải lương miền Nam còn hoạt động mạnh 10 năm nữa, đến năm 1985, mới dần dần sa sút <ref name="hoangkim">[http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/theart-of-cailuong-mlam-04162011135246.html Đâu rồi thời hoàng kim của Cải lương!], RFA, 16/4/2011</ref>, vì nhiều lý do, trong đó có thiếu kịch bản hay, thiếu rạp diễn mới và thế hệ lão thành tàn lụi.
 
==Đặc điểm==