Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tư duy”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 5:
Theo [[triết học]] duy tâm khách quan, tư duy là sản phẩm của "ý niệm tuyệt đối" với tư cách là bản năng siêu tự nhiên, [[độc lập]], không phụ thuộc vào [[vật chất]]. Theo George Wilhemer Fridrick Heghen: "Ý niệm tuyệt đối là bản nguyên của hoạt động và nó chỉ có thể biểu hiện trong tư duy, trong nhận thức tư biện mà thôi".<ref>Heghen. Logic học Hê ghen (sách tham khảo). Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. 1989.</ref>. [[Karl Marx]] nhận xét: "Đối với Heghen, vận động của tư duy được ông nhân cách hóa dưới tên gọi "ý niệm" là chúa sáng tạo ra hiện thực; hiện thực chỉ là hình thức bề ngoài của ý niệm".<ref>Karl Marx. Tư bản. Quyển I. Tập 1. (bản tiếng Pháp). Nhà xuất bản Nathal. Paris. 1938. trang 29</ref>
 
Theo triết học duy vật biện chứng, tư duy là một trong các đặc tính của vật chất phát triển đến trình độ tổ chức cao. Về lý thuyết, Karl Marx cho rằng: "Vận động kiểu tư duy chỉ là sự vận động của hiện thực khách quan được di chuyển vào và được cải tạo/tái tạo trong đầu óc con người dưới dạng một sự phản ánh".<ref>Karl Marx. ''Sách đã dẫn ở trên''.</ref> Những luận cứ này còn dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm của [[Ivan Petrovich Pavlov]], nhà sinh lý học, nhà tư tưởng người Nga. Bằng các thí nghiệm tâm-sinh lý áp dụng trên động vật và con người, ông đi đến kết luận: "Hoạt động [[Tâm lý học|tâm lý]] là kết quả của hoạt động sinh lý của một bộ phận nhất định của bộ óc".<ref>Pavlov. Tuyển tập. Nhà xuất bản Ngoại văn. Maskva. 1954.</ref>
 
== Lịch sử hình thành và vai trò đối với triết học ==