Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại Việt sử ký toàn thư”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Rol (thảo luận | đóng góp)
Rol (thảo luận | đóng góp)
Dòng 187:
* Đặc điểm không kiêng huý là một căn cứ quan trọng để Phan Huy Lê kết luận về niên đại văn bản ''Nội các quan bản''. Bản này không kiêng huý các vua Lê cũng như các vua Nguyễn. Trong toàn bộ bản in, chỉ duy nhất có một trường hợp kiêng huý, đó là chữ ''trừ'' 除 trong câu "''niên thâm trừ dụng''" 年深除用 ở tờ 48b ''Bản kỷ thực lục'' quyển 14, kiêng tên Lam Quốc công [[Lê Trừ]], anh trai vua [[Lê Thái Tổ]], tiên tổ vua [[Lê Anh Tông]]. Phan Huy Lê lí giải đây là trường hợp ngoại lệ, không ảnh hưởng đến đặc điểm chung của văn bản là không kiêng huý. Phan Huy Lê cho biết không kiêng huý là đặc điểm quan trọng của các văn bản dưới thời [[Lê trung hưng]] nên ''Nội các quan bản'' phải được khắc ở thời kì này<ref name=m/> chứ không thể ở thời Nguyễn, triều đại thi hành rất chặt chẽ chế độ kị huý trong giai đoạn toàn thịnh của mình. Dưới thời kỳ [[Pháp thuộc]], chế độ kiêng huý của nhà Nguyễn tuy lỏng lẻo hơn, nhưng triều đình đã cho biên soạn và khắc in [[Khâm định Việt sử Thông giám cương mục]], không có lý do gì cho in lại ''Đại Việt sử ký toàn thư'' nữa<ref name=m/>
 
4.* Bố cục và cách chia quyển của ''Nội các quan bản'' phù hợp với cách chia của nhóm [[Phạm Công Trứ]] được nhóm [[Lê Hy]] tiếp thu trong ''Đại Việt sử ký toàn thư'' in đời Chính Hoà : phần ''Bản kỷ toàn thư'' ghi chép lịch sử từ triều vua [[Đinh Tiên Hoàng]] đến hết triều vua [[Lê Thái Tổ]], phẩn ''Bản kỷ thực lục'' bắt đầu bằng triều vua [[Lê Thái Tông]] trong khi các bản ''Quốc Tử Giám tàng bản'' lại có bố cách và cách chia khác<ref name=m/>.
 
* Đối chiếu với ''Đại Việt sử ký toàn thư'' Nguyễn Văn Huyên bản và ''[[Đại Việt sử ký tiền biên]]'' : một số chữ trong ''Nội các quan bản'' khắc giống trong khi ''Quốc Tử giám tàng bản'' khắc sai so với hai bản trên do tự dạng gần giống<ref name=m/>. Bản Nguyễn Văn Huyên và ''[[Đại Việt sử ký tiền biên]]'' có nguồn gốc gần gũi với ''Đại Việt sử ký toàn thư'' bản Chính Hoà, nhiều đoạn trong ''Đại Việt sử ký tiền biên'' còn bảo lưu gần như nguyên vẹn bản Chính Hoà, do đó, theo Phan Huy Lê, điều này chứng tỏ ''Nội các quan bản'' kế thừa trực tiếp bản Nguyễn Văn Huyên và xuất hiện trước ''Quốc Tử giám tàng bản''<ref name=m/>.