Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đá phấn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Đã lùi lại sửa đổi của 2001:EE0:5557:C30:106A:2544:18A1:159E (Thảo luận) quay về phiên bản cuối của Keo010122Bot
Thẻ: Lùi tất cả
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 17:
Đá phấn có thành phần hợp thành chủ yếu là [[cacbonat calci]] với một lượng nhỏ [[đất bùn]] và [[khoáng vật sét|sét]] hay các hạt [[thạch anh]] nhỏ nhất và các dạng giả vi thể của calcit trong các sinh vật hóa thạch như nhóm [[trùng tia]] (ngành ''Radiolaria''). Không hiếm khi còn gặp cả các [[hóa thạch]] trong [[kỷ Phấn trắng]] của các [[động vật chân đầu]] như các nhóm [[cúc thạch]] (bộ ''Ammonitida'') hay [[tiễn thạch]] (tên đá, nhóm ''Belemnoidea''). Thông thường nó được hình thành ngầm dưới nước, nói chung trên đáy biển, sau đó kết đặc và bị nén ép trong quá trình [[hình thành đá]] thành các dạng thường thấy ngày nay. Trong quá trình hình thành đá thì [[silica]] tích tụ để tạo ra các bướu đá lửa nằm trong đá cacbonat.
 
==<ref>[[Ygfuuuu|tttfgyu]]</ref>Sử dụng đá phấn==
Sử dụng truyền thống của đá phấn trong nhiều trường hợp đã được thay thế bằng các chất khác, mặc dù từ "đá phấn" hay "phấn" thường cũng được áp dụng cho chất thay thế.
* Phấn viết bảng là chất được dùng để vẽ lên các bề mặt thô ráp, do nó dễ dàng vụn ra để lại các hạt phấn bám dính không chặt vào các bề mặt này. Mặc dù theo truyền thống nó là thành phần của phấn tự nhiên, nhưng phấn viết bảng ngày nay nói chung được sản xuất từ khoáng vật [[thạch cao]] ([[sulfat calci]]), thường được cung cấp dưới dạng các viên hình trụ chứa bột thạch cao nén ép, dài khoảng 10&nbsp;cm.