Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Báo chí: clean up, general fixes using AWB
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 51:
Bản Báo cáo chính trị và các bài phát biểu tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam không cho thấy những thay đổi trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.{{Sfn|Thayer|1987|p=17}} Đại hội tái khẳng định mối quan hệ bền chặt của Việt Nam với Liên Xô và "mối quan hệ đặc biệt" với các nước xã hội chủ nghĩa là Lào và [[Cộng hòa Nhân dân Campuchia|Kampuchea]] (Campuchia).{{Sfn|Thayer|1987|p=18}} Tuy nhiên, Đại hội nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường mối quan hệ với các nước thuộc [[Hội đồng Tương trợ Kinh tế]].{{Sfn|Thayer|1987|p=18}} Yegor Ligachev, trưởng phái đoàn Liên Xô tham dự Đại hội, đã gây bất ngờ cho Việt Nam và nhiều nhà quan sát nước ngoài khi công bố gói viện trợ kinh tế 8–9 tỷ rúp (11–13 tỷ đô la Mỹ) vào thời điểm đó.{{Sfn|Thayer|1987|p=18}} Báo cáo Chính trị cũng đề cập đến tầm quan trọng của quan hệ Việt Nam với Ấn Độ và tầm quan trọng của việc tiếp tục tham gia vào của [[Phong trào không liên kết]].{{Sfn|Thayer|1987|p=18}} Đại hội thể hiện mong muốn của Việt Nam trong tăng cường và mở rộng quan hệ hữu nghị với Thụy Điển, Phần Lan, Pháp, Australia, Nhật Bản và với các nước phương Tây khác trên cơ sở bình đẳng và cùng có lợi.{{Sfn|Thayer|1987|p=19}}{{Sfn|New York Times (b)|1986}}
 
[[Tập tin:TruongChinh1955Trường Chinh.jpg|nhỏ|305x305px|Trường Chinh thôi giữ chức Tổng bí thư vào ngày 17 tháng 12]]
 
[[Võ Văn Kiệt]], Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, trình bày Báo cáo về phương hướng, mục tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội trong năm năm (1986-1990) trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI.{{Sfn|Thayer|1987|p=14}} Các báo cáo chính trị và kinh tế nhấn mạnh đến chính sách [[Đổi Mới]]. Chuyên gia Carlyle Thayer viết rằng Võ Văn Kiệt có thể là người tiên phong trong việc ủng hộ khái niệm về cải cách và mở cửa.{{Sfn|Thayer|1987|p=14}} Trong bài phát biểu trước Đại hội, Võ Văn Kiệt nói, "Trong lĩnh vực kinh tế, đó là chuyển hướng về bố trí cơ cấu kinh tế, cơ cấu đầu tư, đổi mới các chính sách kinh tế và cơ chế quản lý, nhằm khai thác mọi tiềm năng của đất nước, giải phóng năng lực sản xuất, tăng nhanh sản phẩm xã hội, thực hiện mục tiêu ổn định tình hình kinh tế - xã hội, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân."{{Sfn|Đảng Cộng sản Việt Nam (b)|1986}} Võ Văn Kiệt cho rằng nông nghiệp chứ không phải công nghiệp nặng sẽ là quan trọng nhất trong những năm sắp tới.{{Sfn|Thayer|1987|p=15}} Trong bản báo cáo, Võ Văn Kiệt khẳng định, "Công nghiệp nặng, trong bước này, hướng trước hết và chủ yếu vào phục vụ nông nghiệp, công nghiệp nhẹ với quy mô và trình độ kỹ thuật thích hợp"{{Sfn|Đảng Cộng sản Việt Nam (b)|1986}} Bản báo cáo cũng nhấn mạnh vai trò của xuất khẩu và sản xuất lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng đối với phục hồi nền kinh tế Việt Nam.{{Sfn|Thayer|1987|p=15}}{{sfn|Kiernan|2017|p=480}} Mục tiêu phấn đấu là sản xuất 22-23 triệu tấn lương thực vào năm 1990.{{Sfn|Nick B. Williams Jr|1986}}{{Sfn|Đảng Cộng sản Việt Nam (b)|1986}} Trong khi các nhà chức trách có thể đạt được các mục tiêu này bằng nhiều cách khác nhau, các biện pháp khuyến khích vật chất và hợp đồng thành phẩm sẽ đóng một vai trò quan trọng.{{Sfn|Thayer|1987|p=15}}