Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Việt – Chiêm (1367–1396)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 92:
===Trận Hải Triều (1390) ===
Tháng 10 năm [[1389]], [[Chế Bồng Nga]] lại đánh lên [[Thanh Hóa]], tiến vào hương Cổ Vô. Trần Nghệ Tông lại sai Lê Quý Ly dẫn quân chống cự. Quân Chiêm đắp ngăn sông Bản Nha ở thượng lưu, quân [[Đại Việt]] đóng cọc dày đặc đối địch, giữ nhau 20 ngày. Quân Chiêm đặt sẵn quân và voi, giả vờ bỏ doanh trại rút về.<ref group="‡">{{harvtxt|''ĐVSKTT''}} (Bản kỷ/Quyển 8:14b): "冬十月,占人㓂清化,犯古無,命季犛將兵禦之。賊堰上流,官軍植樁盤鴉以相對二十日。賊伏兵象,佯掃寨以㱕。"<br />"Mùa đông, tháng 10, người Chiêm đến cướp Thanh Hoá, đánh vào Cổ Vô, [thượng hoàng] sai Quý Ly đem quân đi chống giữ. Giặc đắp ngăn thượng lưu sông, quan quân đóng cọc dày đặc để chống cự. Ngày 20, giặc phục sẵn quân và voi, rồi giả vờ bỏ doanh trại rút về."</ref> Lê Quý Ly mắc mưu đem quân truy kích không ngờ bị trúng kế.{{sfnp|Hardy|Cucarzi|Zolese|2009|p=67}} Thủy quân [[Đại Việt]] nhổ cọc ra đánh, Chế Bồng Nga hạ lệnh cho phá đập nước, cho voi trận xông ra đánh. Quân tinh nhuệ đã đi xa, quân thủy bị ngược dòng không tiến lên được. Kết quả quân [[Đại Việt]] bị thiệt hại nặng nề, tướng chỉ huy quân Hữu Thánh Dực là Nguyễn Chí bị bắt sống, nhiều tướng chết trận. Quý Ly để tỳ tướng Phạm Khả Vĩnh và [[Nguyễn Đa Phương]] ở lại cầm cự với giặc, còn mình thì trốn về Thăng Long xin thêm chiến thuyền để chống cự. Trần Nghệ Tông không cho, vì thế ông giao trả binh quyền, không đi đánh nữa. Nguyễn Đa Phương và Phạm Khả Vĩnh biết thế yếu không chống cự nổi cũng rút quân về. Quân Chiêm không dám đuổi theo. Quân [[Đại Việt]] rút lui trọn vẹn không bị tổn thất. Trở về kinh thành, [[Nguyễn Đa Phương]] cậy công lớn có ý lên mặt, công khai chê Quý Ly là bất tài. Quý Ly căm tức, nói với Trần Nghệ Tông rằng trận thua này là do nghe lời Đa Phương. Trần Nghệ Tông nghe vậy bèn cách chức Đa Phương. Quý Ly lại bảo Trần Nghệ Tông nên giết Phương vì sợ Phương đi hàng Chiêm, do đó thượng hoàng bèn ép Phương tự vẫn.<ref group="‡">{{harvtxt|''ĐVSKTT''}} (Bản kỷ/Quyển 8:16a-16b)</ref>
Tháng 11 năm 1389, Trần Nghệ Tông sai [[Trần Khát Chân]] lúc đó đang nắm quân Long Tiệp đi chống quân Chiêm.<ref group="‡">{{harvtxt|''ĐVSKTT''}} (Bản kỷ/Quyển 8:16a): "十一月,上皇命陳渴真將龍捷軍出師討賊。"<br />"Tháng 11, Thượng hoàng sai Trần Khát Chân chỉ huy quân Long Tiệp ra quân đánh giặc."</ref> [[Trần Khát Chân]] kéo quân đến Hoàng giang (khúc [[sông Hồng]] ở [[Hà Nam]]), thấy nơi đây không thể bố trận, mới đem quân đóng ở sông [[Hải Triều]].{{#tag:ref|Sông Hải Triều là một khúc sông giáp với huyện [[Tiên Lữ]], tỉnh [[Hưng Yên]] và [[Hưng Nhân (huyện)|huyện Hưng Nhân]], tỉnh [[Thái Bình]] ngày nay|group=note}}<ref group="‡">{{harvtxt|''ĐVSKTT''}} (Bản kỷ/Quyển 8:16a): "軍發瀘江至黃江,已遇賊矣。渴真觀無可戰之地,退守海潮江。"<br />"Quân xuất phát từ sông Lô, đến Hoàng Giang đã gặp giặc rồi, Khát Chân quan sát chỗ ấy không thể đánh được, mới lui giữ sông Hải Triều."</ref>{{sfnp|Sun|2006|p=76}} Trần Nguyên Diệu, em ruột của vua Trần Phế Đế, vì muốn báo thù mà đầu hàng giặc.<ref group="‡">{{harvtxt|''ĐVSKTT''}} (Bản kỷ/Quyển 8:16a): "靈德弟元耀欲為靈德報仇,率眾降賊。"<br />"Em trai Linh Đức là Nguyên Diệu muốn báo thù cho Linh Đức, đem quân đầu hàng giặc."</ref>{{sfnp|Sun|2006|p=76}}