Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Việt – Chiêm (1367–1396)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 30:
Cái chết của vua Chăm vào năm 1307 khiến nhiều người Chăm đòi trả lại những lãnh thổ đã dâng.{{sfnp|Taylor|2013|p=144}} Năm 1311–1312, [[Trần Anh Tông]] mang đại quân đi đánh Chiêm Thành, bắt Chế Chí về, đưa em của ông là [[Chế Năng]] lên thay thế, trở thành chư hầu của nhà Trần.<ref group="‡">{{harvtxt|''ĐVSKTT''}} (Bản kỷ/Quyển 6:27b-28b)</ref>{{sfnmp|1a1=Taylor|1y=2013|1p=144| 2a1= Hall |2y=1955|2p=167, 173|3a1= Coedes|3y=2015|3p=129|4a1= Maspero|4y=2002|4p=89-90}} Chế Chí không lâu sau thì chết ở Gia Lâm và được hỏa táng.<ref group="‡">{{harvtxt|''ĐVSKTT''}} (Bản kỷ/Quyển 6:30b): "二月,效順王制至至嘉林行宮死,火塟之。"<br />"Tháng 2, Hiệu Thuận Vương Chế Chí đến hành cung Gia Lâm, chết, đem hoả táng."</ref>{{sfnp|Coedes|2015|p=129}} Chế Năng sau này nổi dậy, nhưng bị đánh bại vào năm 1318, buộc phải chạy trốn ra [[Java]] và bị thay thế bởi [[Chế A Nan]].{{sfnmp|1a1=Coedes|1y=2015|1p=204| 2a1= Hall |2y=1955|2p=167|3a1= Maspero |3y=2002|3p=90|4a1= Tarling |4y=1999|4p=258}} Sau khi quân nhà Trần rút lui, Chế A Nan tăng cường cống nạp cho nhà Nguyên, đồng thời thuyết phục vua Nguyên hỗ trợ Chiêm giành tự chủ khỏi Đại Việt. Năm 1324, [[Nguyên Anh Tông]] sai sứ sang dụ Trần Minh Tông phải tôn trọng chủ quyền của Chiêm Thành. Lo sợ mất chư hầu về tay nhà Nguyên, Trần Minh Tông sai Huệ Túc vương Trần Đại Niên tấn công Chiêm lần hai năm [[1326]]. Quân của Chế A Nan đã đánh bại được quân Trần Đại Niên. Mặc dù nhà Trần không chính thức thừa nhận, thắng lợi này đã giúp Chiêm Thành giành quyền độc lập, không còn bất cứ sự liên đới nào với Đại Việt.{{sfnp|Vu|Sharrock|2014|p=98}}{{sfnp|Maspero|2002|p=90}}{{sfnp|Coedes|2015|p=204}}{{sfnp|Hall|1955|p=173}}
 
Vào đầu những năm 1300, sự tăng trưởng dân số trong các giai đoạn trước đó đã gây ra tình trạng quá tải dân số ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ, khiến các nguồn tài nguyên ngày càng trở nên hạn chế. Với ít đất canh tác hơn, năng suất giảm, cùng với lượng đất sở hữu và khả năng trả địa tô của người nông dân. Đồng thời, giai đoạn chuyển tiếp từ cuối [[Thời kỳ ấm Trung cổ]] sang [[Thời kỳ băng hà nhỏ]] đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khí hậu của khu vực, gây ra hạn hán và lũ lụt thường xuyên, làm suy yếu hệ thống thủy lợi, gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, mùa màng thất bát, dẫn tới nạn đói hoành hành, làm bần cùng hóa tầng lớp nông dân, gây ra cướp bóc và hỗn loạn khắp nơi. Bên cạnh đó là các cuộc khởi nghĩa nông dân trong nước, những biến động xã hội và xung đột ý thức hệ giữa Phật giáo và tầng lớp văn nhân sĩ phu, tất cả đã làm suy yếu quyền lực cũng như vị thế nhà Trần.{{sfnp|Kiernan|2017|p=177-179, 182-183}}{{sfnp|Lieberman|2003|p=367–373}} Người Chăm, trong khi đó, sau khi giành lại độc lập vào năm 1326,{{sfnp|Taylor|2013|p=144}}{{sfnp|Buttinger|1958|p=152}} nền kinh tế Chiêm Thành phục hồi, thương mại và công nghiệp phát triển mạnh mẽ, một phần nhờ mở rộng thương mại với Trung Quốc, trong khi các nước láng giềng đều suy yếu và đang phải chiến đấu chống lại các cuộc tấn công từ phía tây.{{sfnp|Kiernan|2017|p=183}}{{sfnp|Lieberman|2003|p=371}}
 
Năm 1342, vua Chế A Nan mất, con rể Trà Hòa Bố Để tự lập làm vua kế tục, sai người sang báo tang. Ngay sau đó, [[Chế Mỗ]] và Trà Hòa gây ra cuộc tranh ngôi báu. Năm 1352, [[Chế Mỗ]] chạy sang [[Đại Việt]] nương tựa. Đến năm 1353, [[Trần Dụ Tông]] sai quan quân hộ tống [[Chế Mỗ]] về nước, nhưng vừa đến nơi hiện nay là [[Cổ Lũy]] phải rút về. [[Chiêm Thành]] sau đó liên tục tràn lên cướp phá miền Hóa Châu, vua Trần phái [[Trương Hán Siêu]] vào trấn thủ, bình ổn tính hình vùng ngoài biên. Nhưng đến cuối năm 1354 thì Trương Hán Siêu mất.<ref group="‡">{{harvtxt|''ĐVSKTT''}} (Bản kỷ/Quyển 7:11a, 16a-17b)</ref>{{sfnmp|1a1=Coedes|1y=2015|1p=204|2a1=Hall|2y=1955|2p=167|3a1=Maspero|3y=2002|3p=90-91|4a1= Tarling |4y=1999|4p=258|5a1= Aymonier |5y=1893|5p=17|6a1= Taylor |6y=2013|6p=144|7a1= Zottoli |7y=2011|7p=62}}
 
== Bùng phát chiến tranh ==