Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lỗ Túc”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 14:
 
==Thân thế==
 
===Thưở thiếu thời===
Lỗ Túc là người Đông Thành, Lâm Hoài (臨淮東城) (ngày nay là [[Định Viễn]], [[An Huy]]). Ông xuất thân trong một gia đình hào môn và rất có ảnh hưởng mặc dù trong họ tộc của ông không ai ra làm quan cả. Cha của Lỗ Túc qua đời không bao lâu sau khi ông ra đời, và ông lớn lên trong sự bão bộc của bà ông. Khi [[Đổng Trác]] nổi lên chiếm đoạt đại quyền triều đình và làm lũng đoạn việc triều chính, Lỗ Túc đã bán hết gia sản của mình và dùng số tiền đó để giúp đỡ những người trong dòng tộc và cùng quê, đồng thời cũng dành thời gian để kết giao với giới nhân sỹ để mở rộng quan hệ.
 
===Tầm nhìn chính trị sâu sắc===
Năm 198, Lỗ Túc tìm đến với [[Viên Thuật]], một chư hầu của nhà [[Hán]], và cũng chính ở đây ông đã gặp và kết giao bằng hữu với Chu Du trong cùng năm đó. Khi Chu Du gặp khó khăn về lương hưởng, ông đã mang phân nửa số lương thực trong kho nhà mình tặng cho Chu Du. Sau đó, Chu Du đã thuyết phục được ông rời bỏ Viên Thuật để theo phò [[Tôn Sách]]. Lỗ Túc đã phục vụ dưới trướng Tôn Sách được một khoảng thời gian nhưng không hề được giao cho trọng trách.
 
Sau khi Tôn Sách qua đời, Chu Du đã tiến cử ông với Tôn Quyền, em trai và cũng là người kế vị Tôn Sách. Ngay trong lần đầu tiên gặp mặt, Tôn Quyền đã rất ấn tượng với Lỗ Túc và rất tôn trọng ông, ngay sau đó ông đã từ chối hết tất cả khách được mời đến dự tiệc, chỉ giữ lại mỗ Lỗ Túc. Tôn Quyền đã mời Lỗ Túc đến ngồi cạnh ông và cả hai đã cùng đàm đạo về việc thiên hạ và thưởng rượu.
 
Lỗ Túc đã đề xuất một sách lược cho Tôn Quyền về việc tranh đoạt xưng bá toàn cõi Trung Hoa - đầu tiên phải cũng cố vững chắc sức mạnh của Tôn thị ở [[Giang Đông]], kế đến tấn công [[Lưu Biểu]] chiếm lấy [[Kinh Châu] (vùng đất bao gồm cả [[Hồ Bắc]] và [[Hồ Nam]] ngày nay]] để mở rộng thế lực, nhằm thiết lập nên một căn cứ địa vững chắc và ly khai khỏi nhà Hán ở phía nam sông [[Dương Tử]]. Tôn Quyền kế đến sẽ xưng đế rồi mang quân bắc tiến, chiếm lấy toàn bộ Trung Nguyên (thời điểm đó đang nằm trọng sư kiểm soát của [[Tào Tháo]]) thống nhất thiên hạ. Sách lược của Lỗ Túc về cơ bản là không khác với Long Trung Tam Sách của [[Gia Cát Lượng]] khi cả 2 sách lược đều dự đoán về sự tam phân thiên hạ. Kế hoạch của Lỗ Túc bao gồm ba nhà Tào (Tào Tháo), Lưu (Lưu Biểu), Tôn (Tôn Quyền) - kế hoạch của Gia Cát Lượng là ba nhà Tào (Tào Tháo), Lưu (Lưu Bị), Tôn (Tôn Quyền) và cả hai người cùng đưa ra nhận định rằng Tào Tháo chính là kẻ địch mạnh nhất trong số ba nhà.
 
==Gia đình==