Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Julius Caesar”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 40:
}}
 
'''Gaius Julius Caesar''' ({{IPA-la|ˈɡaːiʊs ˈjuːliʊs ˈkae̯sar|lang}}; 12 tháng 7 năm 100 TCN – 15 tháng 3 năm 44 TCN) là một vị tướng và chính khách người [[La Mã]]. Là thành viên của [[Chế độ tam hùng lần thứ nhất]], Caesar đã lãnh đạo quân đội La Mã trong các cuộc [[Chiến tranh xứ Gallia]] trước khi đánh bại [[Pompey]] [[Nội chiến Caesar|trong một cuộc nội chiến]] và cai trị [[Cộng hòa La Mã]] với tư cách là [[nhà độc tài]] từ năm 49 TCN cho đến khi [[Vụ ám sát Julius Caesar|bị ám sát]] vào năm 44 TCN. Ông đóng vai trò quan trọng trong các sự kiện dẫn đến sự sụp đổ của Cộng hòa La Mã và sự trỗi dậy của [[Đế chế La Mã]].
 
Vào năm 60 TCN, Caesar, [[Crassus]] và [[Pompey]] đã cùng nhau thành lập [[Chế độ tam hùng lần thứ nhất]], một liên minh chi phối nền chính trị La Mã trong vài năm. Những nỗ lực nhằm tích lũy quyền lực của họ với tư cách là phe Đại chúng ({{lang|la|[[Populare]]}}) đã bị những người theo phe Quý tộc ({{lang|la|[[Optimate]]}}) phản đối trong [[Viện nguyên lão La Mã]], trong đó có cả [[Cato Trẻ]] với sự hỗ trợ thường xuyên của [[Cicero]]. Caesar đã vươn lên trở thành một trong những chính trị gia quyền lực nhất tại Cộng hòa La Mã thông qua một chuỗi các chiến thắng quân sự tại cuộc [[Chiến tranh xứ Gallia]], hoàn thành vào năm 51 TCN, mở rộng đáng kể lãnh thổ La Mã. Trong khoảng thời gian này, ông vừa [[Julius Caesar xâm lược Anh Quốc|xâm lược nước Anh]] vừa [[Cầu sông Rhine của Caesar|xây dựng một cây cầu bắc qua sông Rhine]]. Những thành công này và với sự hỗ trợ từ đội quân thiện chiến của mình đã đe dọa làm lu mờ vị thế của Pompey, người đã hậu thuẫn với Viện Nguyên lão sau [[Trận Carrhae|cái chết của Crassus]] vào năm 53 TCN. Sau khi Chiến tranh xứ Gallia kết thúc, Viện Nguyên lão ra lệnh cho Caesar từ chức chỉ huy quân sự và trở về Rome. NămVào năm 49 TCN, Caesar công khai thách thức Viện Nguyên lão bằng việc [[vượt quasông Rubicon]] và tiến về Rome với tư cách người dẫn đầu một đội quân.<ref>{{cite book|last=Keppie|first=Lawrence|title=The Making of the Roman Army: From Republic to Empire|date=1998|publisher=University of Oklahoma Press|location=Norman, Oklahoma|isbn=978-0-8061-3014-9|page=102|chapter=The approach of civil war}}</ref> Điều này dẫn đến khởi đầu của cuộc [[nội chiến Caesar]], mà ông đã giành chiến thắng, mang lại cho ông một vị trí có quyền lực và ảnh hưởng gần như bất khả xâmtuyệt phạmđối vào năm 45 TCN.
 
Sau khi nắm quyền kiểm soát chính phủ, Caesar bắt đầu thực hiện một chương trình cải cách xã hội và chính phủ, bao gồm cả việc tạo ra [[lịch Julian]]. Ông đã trao quyền công dân cho nhiều cư dân sống ở các vùng xa xôi của Cộng hòa La Mã. Ông khởi xướng cải cách ruộng đất và hỗ trợ các cựu binh. Ông tập trung hóa bộ máy quan liêuchức của nền Cộng hòa và được xưng tụng là "nhà độc tài trọn đời" ({{lang|la|[[dictator perpetuo]]}}). Những cải cách theo chủ nghĩa dân túy và độc tài của ông đã khiến giới tinh hoa tức giận, những người bắt đầu âm mưu chống lại ông. Vào ngày 15 tháng 3 năm 44 TCN, [[Vụ ám sát Julius Caesar|Caesar bị ám sát]] bởi một nhóm thượng nghị sĩ nổi loạn do [[Marcus Junius Brutus|Brutus]] và [[Gaius Cassius Longinus|Cassius]] cầm đầu, những người này đã đâm chết ông.<ref>{{cite web|url=https://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/Suetonius/12Caesars/Julius*.html|title=De vita Caesarum|last=Suetonius|date=121|website=University of Chicago|page=107|trans-title=The Twelve Caesars|archive-url=https://archive.today/20120530163202/http://penelope.uchicago.edu/Thayer/E/Roman/Texts/Suetonius/12Caesars/Julius*.html|archive-date=30 May 2012|url-status=dead|quote=More than sixty joined the conspiracy against [Caesar], led by Gaius Cassius and Marcus and Decimus Brutus.}}</ref><ref>{{Cite web|url=https://penelope.uchicago.edu/Thayer/e/roman/texts/plutarch/lives/caesar*.html|archive-url=http://webarchive.loc.gov/all/20180213130122/http://penelope.uchicago.edu/Thayer/e/roman/texts/plutarch/lives/caesar%2A.html|url-status=dead|archive-date=13 February 2018|title=Life of Caesar|last=Plutarch|website=University of Chicago|page=595|quote=... at this juncture Decimus Brutus, surnamed Albinus, who was so trusted by Caesar that he was entered in his will as his second heir, but was partner in the conspiracy of the other Brutus and Cassius, fearing that if Caesar should elude that day, their undertaking would become known, ridiculed the seers and chided Caesar for laying himself open to malicious charges on the part of the senators ...|access-date=19 February 2021}}</ref> [[Các cuộc nội chiến La Mã|Một loạt các cuộc nội chiến mới]] nổ ra và [[Hiến pháp Cộng hòa La Mã|chính phủ hợp hiến của nước Cộng hòa]] không bao giờ được khôi phục hoàn toàn. Cháu trai của Caesar và là người thừa kế của Caesar Octavian, sau này được gọi là [[Augustus]], đã lên nắm quyền sau khi đánh bại các đối thủ của mình trong [[Cuộc chiến cuối cùng của Cộng hòa La Mã|cuộc nội chiến cuối cùng của Cộng hòa La Mã]]. Octavian củng cố quyền lực của bản nhân mìnhthân, và kỷ nguyên của [[Đế chế La Mã]] bắt đầu.
 
Caesar là một nhà văn và nhà sử học cũng như là một chính khách tài ba; phần lớn cuộc đời ông được biết đến từ những lời kể của chính ông về các chiến dịch quân sự của mình. Những nguồn khác bao gồm các bức thư và bài phát biểu của Cicero, các tác phẩm lịch sử của [[Sallust]]. Các tác phẩm tiểu sử sau này về Caesar của [[Suetonius]] và [[Plutarch]] cũng đều là những nguồn quan trọng. Caesar được nhiều sử gia coi là một trong những nhà chỉ huy quân sự vĩ đại nhất trong lịch sử.<ref>{{cite book|title=Battles That Changed History: An Encyclopedia of World Conflict|url=https://archive.org/details/battlesthatchang00tuck_956|url-access=limited|author=Tucker, Spencer|publisher=ABC-CLIO|year=2010|page=[https://archive.org/details/battlesthatchang00tuck_956/page/n86 68]|isbn=9781598844306}}</ref> Tên của ông sau đó được xem như một [[từ đồng nghĩa]] với "[[Hoàng đế]]"; tước hiệu "[[Caesar (tước hiệu)|Caesar]]" đã được sử dụng trong suốt thời kỳ Đế chế La Mã, gián tiếp hình thành nên nhiều biệt hiệu hiện đại như [[Kaiser]] và [[Sa hoàng]]. Ông [[Ảnh hưởng văn hóa của Julius Caesar|thường xuyên xuất hiện trong những tác phẩm văn học và nghệ thuật]], đồng thời triết lý chính trị của ông, được gọi là [[Chủ nghĩa Caesar]], đã truyền cảm hứng cho các chính trị gia hiện đại.
 
==Cuộc đời==