Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chiến tranh Việt – Chiêm (1367–1396)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 94:
Một yếu tố quyết định thắng lợi của quân Đại Việt trong trận Hải Triều, là vũ khí thuốc súng và hỏa khí sát thương, khiến Chế Bồng Nga bị giết năm 1390.{{sfnp|Sun|2006|p=75-77}}{{sfnp|Kiernan|2017|p=190}}{{sfnp|Andrade|2019|p=76}} Sự kiện ở Hải Triều cũng là trường hợp đầu tiên hỏa lực được ghi nhận sử dụng ở Việt Nam.{{sfnp|Whitmore|2011|p=198}}{{sfnp|Baldanza|2016|p=65}} Chiến thắng này được coi là một bước ngoặt lớn trong quan hệ Việt - Chiêm, cho thấy sự chuyển dịch cán cân quyền lực giữa hai thực thể.{{sfnp|Miksic|Goh|2017|p=489-490}}{{sfnp|Whitmore|2011|p=198}}{{sfnp|Sun|2006|p=76-77}} Chiêm Thành trở nên suy yếu sau cái chết của Chế Bồng Nga, khiến nước này dễ bị tấn công từ phương Bắc.{{sfnp|Miksic|Goh|2017|p=527}} La Khải tiếm xưng vương hiệu sau khi trở về,{{sfnp|Whitmore|2011|p=196}}{{sfnp|Zottoli|2011|p=65}} sai sứ sang xin nhà Minh thừa nhận nhưng [[Minh Thái Tổ]] từ chối.<ref group="‡">{{harvtxt|''Minh thực lục''}}, quyển 7:3157, Thái Tổ, quyển 214:1a<br/>{{harvtxt|Geoff Wade|2019}}: "The Grand Preceptor Tao-bao Jia-zhi who had been sent by the country of Champa, presented a gold memorial and offered as tribute rhinoceros horn, fan slaves and cloth. The Emperor spoke to the Ministry of Rites, saying: "These are all rebellious subjects. They are not to be received!" Previously, the Champa minister Ge-sheng had killed the king and established himself as ruler. It was thus that the Emperor ordered that they be refused."</ref>{{sfnp|Wade|2003|p=6}}{{sfnp|Zottoli|2011|p=66}}{{sfnp|Whitmore|1985|p=32}} Hai con trai của Chế Bồng Nga sợ bị ám hại đã chạy qua Đại Việt xin tị nạn và được nhà Trần phong tước.{{sfnp|Whitmore|2011|p=196}} Một tướng Chiêm Thành khác cùng toàn thể gia quyến cũng sang Đại Việt tị nạn, được giao trọng trách bảo vệ biên giới phía nam phòng những cuộc tấn công mới của quân Chiêm Thành.<ref group="‡">{{harvtxt|''ĐVSKTT''}} (Bản kỷ/Quyển 8:31b): "占城將制多別與弟慕華子伽葉挈家來降。賜多別名大中,授金吾衛將軍,伽葉禁衛都,皆丁姓,復鎮化州,禦占城。"<br />"Tướng Chiêm Thành là Chế Đa Biệt cùng với em là Mộ Hoa Từ Ca Diệp đem cả nhà sang hàng. Ban tên cho Đa Biệt là Đại Trung, phong là Kim Ngô vệ tướng quân, Ca Diệp làm Cấm vệ đô, đều ban họ Đinh, lại cho trấn thủ Hoá Châu để chống giữ Chiêm Thành."</ref>{{sfnp|Zottoli|2011|p=67}}
 
Sau nhiều năm giao tranh, nhà Trần cũng bị tổn thất nặng nề. Cùng với cuộc chiến tranh với Chiêm Thành, các cuộc nổi loạn trong nước, nạn đói, thay đổi khí hậu và dịch bệnh, cũng như di dân sang các khu vực khác cộng lại đã làm giảm một phần ba dân số Đại Việt (từ 2,4 xuống 1,6 triệu người, theo ước tính của [[Sakurai Yumio]]).{{sfnp|Lieberman|2003|p=369}}{{sfnp|Kiernan|2017|p=184}} Chiến tranh cũng làm nảy sinh một tầng lớp nho sĩ mới, cạnh tranh với văn hóa Phật giáo truyền thống và sự cai trị của tầng lớp quý tộc.{{sfnp|Lieberman|2003|p=372–373}} Nhà Trần suy yếu, Chính sự nhà Trần cũng lọt vào tay Lê Quý Ly.{{sfnp|Baldanza|2016|p=60}} Năm 1400, Quý Ly tự lập làm vua, quốc hiệu Đại Ngu, đổi thành họ Hồ.{{sfnmp|1a1=Taylor|1y=2013|1p=169|2a1=Kiernan|2y=2017|2p=193|3a1=Miksic|3a2=Goh|3y=2017|3p=523|4a1=Vu|4a2=Sharrock|4y=2014|4p=103|5a1=Baldanza|5y=2016|5p=62}} Sau khi Chiêm Thành rút đi, Hồ Quý Ly tái lập quyền kiểm soát đối với các vùng biên giới phía Nam, sử dụng các quan chức Đại Ngu, các thủ lĩnh, thổ hào địa phương và người Chiêm Thành. Nhiều lãnh đạo địa phương trước đây ủng hộ Chiêm Thành nhanh chóng nhận ra sự chuyển dịch quyền lực và quay lại tấn công các lực lượng người Chiêm đang rút lui.{{sfnp|Whitmore|2011|p=196}} Các thổ hào trung thành với [[nhà Trần]], mang dân quy thuận triều đình trong lúc chiến loạn, được ban thưởng, còn các thổ hào theo Chiêm Thành đều bị hạ lệnh bắt để trị tội.<ref group="‡">{{harvtxt|''ĐVSKTT''}} (Bản kỷ/Quyển 8:18a-18b)</ref>
 
Theo nhiều tài liệu lịch sử như Toàn thư và Phủ biên tạp lục, một số các vùng đất xa về phía Nam vốn dưới ảnh hưởng Chiêm Thành sau này bị [[Hồ Quý Ly]] chiếm.{{sfnp|Zottoli|2011|p=67-69}}{{sfnp|Taylor|2013|p=171}} ''Biên niên sử Hoàng gia Chăm'' (1835) ghi rằng thủ đô Bal Angwei đã thất thủ vào năm 1397 và dân tị nạn đổ vào Bal Panrang.{{sfnp|Po Dharma|1987|p=122-123}} Tuy nhiên, Zottoli (2011) cảm thấy việc Hồ Quý Ly kiểm soát một số vùng đất từ vùng Quảng Nam sau 1400 là "đáng nghi ngờ", một phần do những mâu thuẫn trong các tư liệu lịch sử.{{sfnp|Zottoli|2011|p=67-69}}
 
Năm 1404, một người tên [[Trần Thiêm Bình]] nhận là thành viên của hoàng tộc nhà Trần, chạy sang [[Trung Quốc]] cầu viện [[nhà Minh]], là một nguyên nhân dẫn đến cuộc xâm lăng nước Việt của nhà Minh.{{sfnmp|1a1=Swope|1y=2015|1p=160-161| 2a1=Chan|2y=2008|2p=230|3a1=Andrade|3y=2019|3p=76|4a1= Taylor|4y=2013|4p=173|5a1=Zottoli|5y=2011|5p=69|6a1=Baldanza|6y=2016|6p=63}} Đại Ngu của Hồ Quý Ly, không nhận được sự ủng hộ của dân chúng, đã bị sụp đổ và chịu khuất phục trước đội quân hơn 200 nghìn người của nhà Minh, trang bị vũ khí tiên tiến nhất vào thời điểm đó.{{sfnp|Andrade|2019|p=76}}{{sfnp|Sun|2000|p=60-63}} Đây có thể nói là một trong những cuộc chiến tranh quan trọng nhất vào hậu kỳ Trung Cổ.{{sfnp|Andrade|2019|p=76}} Người Trung Quốc sau đó sáp nhập Đại Ngu vào lãnh thổ nhà Minh và đổi tên vùng đất này thành Giao Chỉ.{{sfnp|Kiernan|2017|p=194}}{{sfnp|Tsai|2011|p=181}} {{sfnp|Baldanza|2016|p=59}}
 
==Xem thêm==