Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chèo”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 41:
Giới chuyên môn cũng chia các làn điệu chèo thành hai loại: chuyên dùng và đa dùng. Chuyên dùng là chỉ dùng cho một số nhân vật trong các vở diễn nào đó như trong vở ''Quan âm Thị Kính'' có điệu ''kể hạnh, ru kệ, ba than'' cho vai Thị Kính; trong vở Kim Nham có điệu ''con gà rừng, hát xuôi hát ngược''… dành cho vai Xúy Vân. Còn các làn điệu đa dùng được dùng trong nhiều vở diễn, có nhiều hoàn cảnh khác nhau như ''lới lơ, luyện năm cung''.<ref>[https://baohaiduong.vn/chuyen-trang/van-nghe/tac-gia---tac-pham/luyen-5-cung---lan-dieu-cheo-tham-tham-tru-tinh-55395 Luyện 5 cung - Làn điệu chèo thăm thẳm trữ tình]</ref>
 
Các làn điệu chèo có nguồn gốc phần lớn từ các vở chèo cổ như: vở chèo Quan Âm Thị Kính (''Sử rầu, gối hạc, ba than, Bình thảo, Chi tải vu quy, Nói lệch, cấm giá, Đường trường phải chiều, Hát đúm, Sắp thường, Làn thảm, Vỡ nước, Rỉ vong, Ru kệ, Sử chuyện, Ví hề, Sử xuân, Sử chúc, Sắp chợt'',...); vở chèo Lưu Bình Dương Lễ (''Hề sư cụ, Hề tiểu gấm hoa chanh, Quân tử vu dịch, Sử xếp, Sa lệch chênh, Tình thư hạ vị, Bóng quế giãi thềm, Ngâm bốn mùa, Sử bằng, Nói sử ghé rầu'',...); vở chèo Trương Viên (''Luyện năm cung, Trần tình, Gió thổi màn loan, Vãn cầm, Vãn theo, Vãn xô, Xẩm tàu điện''...); vở chèo Từ Thức gặp tiên (''Đường trường thu không, Lão say, Chèo quế, Dương xuân, Hề tiểu, Hát cách, Tuyết dạt sông Thương'',...); vở chèo Kim Nham (''Bà chúa con cua, Con gà rừng, Hát xuôi hát ngược, Lới lơ, Rủ nhau lên núi thiên thai, Sắp cổ phong, Sắp cá rô, Khấn hàng, Tò vò, Quá giang'',...); vở chèo Chu Mãi Thần (''Hò bắt đò, Có thánh trị vì, Vỉa Huế: dậm chân, sắp sông dâu, suông hời, Thiếp tôi trả lại cho chàng, Hề gậy đốt nhọ bôi mồm, Hề mồi thắt dải lưng xanh, Sắp bắt hề''); vở chèo Trinh Nguyên (''Rỉ vong, ba than, Xẩm xoan, Xẩm dựng, Xẩm thầy bói''); vở chèo Tấm Cám (''Chinh phụ, Hát ru, Ru bống'',...); vở chèo Kiều (''Du xuân, Quạt màn, Hải đường'')
 
Mỗi làn điệu chèo đều có những chức năng biểu cảm, diễn đạt trạng thái của nhân vật trong hoàn cảnh cụ thể của vở diễn.... Trong chèo có những làn điệu tiêu biểu như: ''Đào liễu, lới lơ, ru kệ, đò đưa, làn thảm'' chứa trong mình đủ những yếu tố quan trọng của thanh nhạc: trữ tình, kịch tính và màu sắc. Có những làn điệu độc đáo như ''Con gà rừng, Nón thúng quai thao, Vãn, Sổng, du xuân''… thể hiện tâm hồn con người rất phong phú, tràn ngập những tình cảm như lãng đãng, phất phơ, chòng chành, sương khói…<ref>[http://nxbhanoi.com.vn/chi_tiet_tin/tabid/204/cateID/4/artilceID/16052/language/vi-VN/Default.aspx Những làn điệu vang vọng làng Chèo]</ref> Giai điệu trong làn điệu chèo phản ánh tương đối đầy đủ các trạng thái hỷ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục của con người. Ví dụ ở trạng thái vui vẻ có điệu ''Hồi tiếu, Lão say, Sắp dựng, Dương xuân''…; trạng thái buồn tủi có: ''Sử rầu, Ba than, Vãn cầm, Vãn theo, Trần tình''…; tâm sự yêu thương có: ''Tình thư hạ vị, Đào liễu, Quân tử vu dịch, Đường trường duyên phận, Sử truyện''…