Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vũ Thị Ngọc Nguyên”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Đã bị lùi lại Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Liên kết định hướng
Dòng 7:
Năm [[1729]], chúa Trịnh Cương mất, Thế tử Uy quận công [[Trịnh Giang]] lên ngôi chúa, tôn phong tổ mẫu [[Trương Thị Ngọc Chử]] làm Thái tôn Thái phi, còn bà Ngọc Nguyên tôn làm Vương thái phi. Đương thời chúa Trịnh Giang tính tình bạo ngược vô đạo, có hành vi dâm ô với vợ lẽ của tiên vương Trịnh Cương là bà Kỳ viên họ Đặng. Thái phi biết chuyện, bèn ép bà Kỳ viên phải tự sát. Năm [[1735]], vua [[Lê Thuần Tông]] mất, Trịnh Giang đưa Lê Duy Thận lên làm vua, tức [[Lê Ý Tông]]<ref>Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, sách đã dẫn, trang 84</ref>. Vì có ơn dưỡng dục với nhà vua, bà được tặng danh hiệu là Ý Công Hậu Đức Trang Hành Đoan Nghi Khuông Vận Diễn Phúc Hoàng Du Dụ Trạch Sùng cơ Thái từ Quốc thánh mẫu.
 
Do chúa [[Trịnh Giang]] làm nhiều việc vô đạo dẫn đến bị sét đánh gần chết, sinh ra chứng bệnh kinh quý (sợ sấm sét), lại nghe lời [[hoạn quan]] [[Hoàng Công Phụ]] xây cung Thưởng Trì ở dưới lòng đất để tránh tiếng sấm. Từ đó chúa không còn thiết gì đến chính sự, tối ngày chui rúc trong cung Thưởng Trì. Vương đệ là [[Trịnh Doanh]] khi đó là Ân quốc công, là người kiêm tài văn võ, được giao phó giữ chính quyền, nhưng bị [[Hoàng Công Phụ]] ngăn trở không thể nắm được thực quyền Trước tình hình đó, vào đầu năm [[1740]], Thái phi cho triệu Bồi tụng [[Nguyễn Quý Cảnh]] vào phủ, bảo Quý Cảnh đứng ra khuyên Trịnh Doanh lên thay Trịnh Giang để trừ hoạn nạn trong cung phủ<ref>Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, sách đã dẫn, trang 85</ref>. Quý Cảnh ngầm biên tiên hương binh, dự chia thành từng bộ phận, rồi nhân lúc nhàn rỗi nói với Doanh, nhưng Trịnh Doanh còn do dự. Quý Cảnh đem việc ấy nói với Bồi tụng [[Nguyễn Công Thái]] và thân thần là bọn Trịnh Đạc, [[Vũ Tất Thận]], [[Nguyễn ĐinhĐình Hoàn]], cùng tán thành cả. Nhân ngày Khai bảo (trăm quan vào triều sau kỳ nghỉ Tết), bọn Quý Cảnh đưa Trịnh Doanh vào phủ đường phò lập lên nối ngôi giữ quốc chính. Doanh nhún nhường nhiều lần rồi chấp thuận, xưng là Minh Đô vương, tôn Trịnh Giang làm Thái thượng vương<ref>Cương mục, trang 831</ref>.
 
Lúc bấy giờ trong kinh ngoài trấn nông dân đứng lên dựng cờ khởi nghĩa khắp nơi, chống lại chính quyền họ Trịnh. Chúa Trịnh Doanh sau khi lên ngôi quyết tâm đánh diệt tất cả những cuộc khởi nghĩa này. Mỗi khi ngự giá của chúa xuất kinh, đều do Vũ Thái phi lo liệu việc trong triều. Mùa đông năm [[1741]], nhân chúa mang đại quân đánh dẹp bọn giặc [[Vũ Đình Dung]] ở Ngân Già, quân Ninh Xá của [[Nguyễn Cừ]] nhân sơ hở mà tiến quân vào Bồ Đề, uy hiếp Thăng Long. Trong thành khi đó không có quân, lòng người rất lo sợ. Thái phi điều khiển bọn [[Trịnh Đạc]] chiểu theo địa giới giữ bốn cửa thành; lại phân phối sai quan văn là bọn [[Phạm Kinh Vĩ]], [[Nguyễn Bá Quýnh]] đem hết dân cư ngoài thành ra bến sông