Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Đường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 227:
Sau khi Tán phổ [[Songtsen Gampo]] ({{reign|618?|649}}) thống nhất các bộ lạc trên cao nguyên Thanh Tạng, Thổ Phồn dần phát triển thành một thế lực hùng mạnh trong khu vực, trở thành đối thủ cạnh tranh của nhà Đường ở Trung và Nội Á. Để kết thân với Thổ Phồn, Đường Thái Tông đã gả [[Công chúa Văn Thành]] (mất 680) cho Songtsen Gampo, mở đầu một giai đoạn hòa bình giữa hai nước.{{sfn|Whitfield|2004|p=193}}{{sfn|Sen|2003|pp=24, 30–31}} Công chúa Văn Thành có công đưa văn hóa phong vật Trung Hoa truyền nhập vào Thổ Phồn. Thổ Phồn cũng tham khảo lịch nhà Đường để chế tao ra bộ lịch của riêng mình.{{sfn|Phó Nhạc Thành|1993|p=75}} Tuy nhiên, sau khi Songtsen Gampo qua đời, chiến sự giữa hai nước bùng nổ. Truyền thuyết truyền khẩu Tây Tạng kể rằng quân đội nhà Đường đã chiếm đánh [[Lhasa]],{{sfn|Bell|1992|p=28}} song sự kiện này không hề được ghi chép trong sử liệu Trung Quốc cũng như thư tịch Tây Tạng ở [[Đôn Hoàng]].{{sfn|Lý Thiết Tranh|1956|p=6}}
 
Giữa năm 670 và 692, giữa nhà Đường và Thổ Phồn xảy ra xung đột nhằm tranh giành quyền kiểm soát khu vực lòng chảo Tarim. Năm 706, do tình hình chiến sự bất lợi, Đường Trung Tông mở hộiHội thề Thần Long nhằm tái thiết lập mối quan hệ hữu hảo với Thổ Phồn. Ông cũng chấp nhận gả [[Công chúa Kim Thành]] (mất 739) cho Tán phổ [[Tridé Tsuktsen]] ({{reign|705|755}}), song không thể xoa dịu mối căng thẳng giữa hai nước. Năm 714, Thổ Phồn yêu cầu nhà Đường hoạch định lại đường ranh giới nhưng bị cự tuyệt khiến chiến sự bùng nổ. Tuy nhiên, Thổ Phồn sau đó đã bị đánh bại và phải chủ động đàm phán hòa ước, mở đầu một thời kỳ hòa bình tương đối dài giữa hai nước.{{sfn|Phạm Văn Lan|1994|p=444}}
 
Sau khi Loạn An Sử bùng nổ, Thổ Phồn đã nhân cơ hội phát động chiến tranh để bành trướng thế lực. Năm 763, quân đội Thổ Phồn thậm chí chiếm được Trường An trong vòng 15 ngày trước khi lui binh.{{sfn|Beckwith|1987|p=146}}{{sfn|Stein|1972|p=65}} Loạn An Sử khiến quốc lực nhà Đường suy yếu trầm trọng. Trên thực tế, triều đình nhà Đường đã rút quân đô phiên binh đồn trú ở Hà Tây và Lũng Hữu (Cam Túc, Thanh Hải và Tân Cương ngày nay) để tham gia hỗ trợ bình loạn, tạo điều kiện cho quân đội Thổ Phồn có thể chiếm đóng các vùng đất này một cách dễ dàng.{{sfn|Twitchett|2000|p=109}} Xung đột giữa hai nước tiếp diễn trong nhiều thập kỷ và chỉ chấm dứt khi Thổ Phồn bị nội loạn làm cho suy yếu và phải cầu hòa. Năm 821 dưới thời [[Đường Mục Tông]], hai nước đã tiến hành Hội thề Trường Khánh, xác định biên giới giữa hai nước.{{sfn|Benn|2002|p=11}} Nội dung của hiệp ước hòa bình được ghi lại trong minh văn song ngữ khắc trên một cột đá bên ngoài [[Chùa Đại Chiêu|Chùa Jokhang]] ở Lhasa.{{sfn|Richardson|1985|pp=106–143}}