Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Đường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 169:
#Những con cháu các triều trước (nghị tôn).}} phạm tội, chỉ cần không phạm phải một trong [[thập ác]], đều có thể được giảm nhẹ hoặc miễn chịu hình phạt. Luật pháp nhà Đường là cơ sở hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật của Trung Hoa sau này. Hình thức và nội dung cơ bản của ''Đường luật'' tuy phần lớn được giữ nguyên trong pháp điển các triều đại sau này, song một số chỗ đã được sửa chữa và san định, chẳng hạn như những cải thiện về quyền sở hữu tài sản của phụ nữ trong luật lệ nhà Tống.{{sfn|Ebrey|1999|p=158}}{{sfn|Bernhardt|1995|pp=274–275}}
 
[[File:CMOC Treasures of Ancient China exhibit - tri-coloured figure of a civil official.jpg|thumb|upright|Tượng đất nung [[Tam thải]] của một vị quan mặctrong Hántriều phục, đầu vấnđội mũ khănquyển phốcvân, tay cầm hốt.]]
 
Nhà Đường kế thừa thể chế chính trị nhà Tùy, áp dụng quan chế [[Tam tỉnh lục bộ (Trung Quốc)|Tam tỉnh lục bộ]]. Tam tỉnh là Trung thư tỉnh, Môn hạ tỉnh và Thượng thư tỉnh, có nhiệm vụ biên soạn, xét duyệt và quán triệt chấp hành các chính lệnh, chính sách trung ương. Lục bộ trực thuộc Thượng thư tỉnh, bao gồm Lại bộ, Hộ bộ, Lễ bộ, Binh bộ, Hình bộ, Công bộ, có vai trò thi hành các chính sách, song mỗi bộ đều được giao những nhiệm vụ khác nhau. Hệ thống Tam tỉnh tuy không duy trì lâu dài sau khi nhà Đường chấm dứt, song hệ thống Lục bộ vẫn tồn tại trong suốt quãng thời gian còn lại của chế độ quân chủ Trung Quốc và chỉ bị bãi bỏ khi nhà Thanh (1644–1912) sụp đổ.{{sfn|Fairbank|Goldman|2006|p=78}}