Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Đường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Thêm một hay nhiều mục vào danh sách
Dòng 160:
Sau khi lên ngôi, [[Đường Thái Tông]] thực hiện nhiều cải cách nhằm giải quyết các vấn đề nội bộ từng là mối họa của các triều đại trước đó. Ông tham khảo luật cũ triều Tùy để san định bộ pháp điển mới, gọi là ''Đường luật'' (唐律), trở thành cơ sở cho hệ thống luật pháp của các triều đại sau này và các nước lân bang như Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên.{{sfn|Ebrey|Walthall|Palais|2006|p=91}} Bộ ''Đường luật'' sớm nhất còn tồn tại đến ngày nay, "Vĩnh Huy luật sớ", ban hành vào năm 653, gồm 12 quyển chia thành 500 điều, quy định các tội danh và hình phạt khác nhau, với thứ tự khung hình phạt từ nhẹ nhất đến nặng nhất là "si hình" (đánh roi), "trượng hình" (đánh trượng), "lưu hình" (đày), "đồ hình" (lao động khổ sai) và "tử hình" (giết).{{sfn|Ebrey|1999|pp=111–112}}
 
Luật nhà Đường nhìn chung tuy khoan dung hơn luật pháp các triều đại trước, song vẫn phản ánh sự phân biệt đẳng cấp và giai cấp, ví dụ nếu tôi tớ giết chủ hoặc cháu giết chú, hình phạt sẽ khác với chủ giết tớ, hoặc chú giết cháu.{{sfn|Ebrey|1999|p=112}} Tóm lại, nếu một người nằm trong diện "bát nghị"{{efn|''Bát nghị'': (八議) là tám loại người nếu phạm tội nặng thì trước khi xét xử phải được phép của vua và khi kết tội phải tâu lên vua để vua định đoạt. ''[[Lê triều hình luật]]'' của nhà [[Nhà Lê sơ|Lê sơ]] (dựa trên ''Đường luật'') quy định tám loại người đó là:{{sfn|Nguyễn Sĩ Giác|Vũ Văn Mẫu|1956|p=20–23}}
#Những người thân thuộc của vua (nghị thân).
#Những người giúp đỡ vua lâu ngày (nghị cố).