Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Đường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 156:
== Hành chính và chính trị ==
{{chính|Hành chính thời nhà Đường}}
=== NhữngLuật cảipháp cách banthể đầuchế chính trị ===
[[File:CMOC Treasures of Ancient China exhibit - tri-coloured figure of a civil official.jpg|thumb|upright|Tượng đất nung [[Tam thải]] của một vị quan trong triều phục, đầu đội mũ quyển vân, tay cầm hốt.]]
[[File:Tang XianZong.jpg|thumb|upright|Chân dung [[Đường Huyền Tông]] ({{reign|712|756}}) đội một dạng mũ phốc đầu.]]
Sau khi lên ngôi, [[Đường Thái Tông]] thực hiện nhiều cải cách nhằm giải quyết các vấn đề nội bộ từng là mối họa của các triều đại trước đó. Ông tham khảo luật cũ triều Tùy để san định bộ pháp điển mới, gọi là ''Đường luật'' (唐律), trở thành cơ sở cho hệ thống luật pháp của các triều đại sau này và các nước lân bang như Việt Nam, Nhật Bản và Triều Tiên.{{sfn|Ebrey|Walthall|Palais|2006|p=91}} Bộ ''Đường luật'' sớm nhất còn tồn tại đến ngày nay, "Vĩnh Huy luật sớ", ban hành vào năm 653, gồm 12 quyển chia thành 500 điều, quy định các tội danh và hình phạt khác nhau, với thứ tự khung hình phạt từ nhẹ nhất đến nặng nhất là "si hình" (đánh roi), "trượng hình" (đánh trượng), "lưu hình" (đày), "đồ hình" (lao động khổ sai) và "tử hình" (giết).{{sfn|Ebrey|1999|pp=111–112}}
 
Dòng 169:
#Những người siêng năng cần mẫn trong chức vụ (nghị cần).
#Những con cháu các triều trước (nghị tôn).}} phạm tội, chỉ cần không phạm phải một trong [[thập ác]], đều có thể được giảm nhẹ hoặc miễn chịu hình phạt. Luật pháp nhà Đường là cơ sở hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật của Trung Hoa sau này. Hình thức và nội dung cơ bản của ''Đường luật'' tuy phần lớn được giữ nguyên trong pháp điển các triều đại sau này, song một số chỗ đã được sửa chữa và san định, chẳng hạn như những cải thiện về quyền sở hữu tài sản của phụ nữ trong luật lệ nhà Tống.{{sfn|Ebrey|1999|p=158}}{{sfn|Bernhardt|1995|pp=274–275}}
 
[[File:CMOC Treasures of Ancient China exhibit - tri-coloured figure of a civil official.jpg|thumb|upright|Tượng đất nung [[Tam thải]] của một vị quan trong triều phục, đầu đội mũ quyển vân, tay cầm hốt.]]
 
Nhà Đường kế thừa thể chế chính trị nhà Tùy, áp dụng quan chế [[Tam tỉnh lục bộ (Trung Quốc)|Tam tỉnh lục bộ]]. Tam tỉnh là Trung thư tỉnh, Môn hạ tỉnh và Thượng thư tỉnh, có nhiệm vụ biên soạn, xét duyệt và quán triệt chấp hành các chính lệnh, chính sách trung ương. Lục bộ trực thuộc Thượng thư tỉnh, bao gồm [[Bộ Lại|Lại bộ]], [[Bộ Hộ|Hộ bộ]], [[Bộ Lễ|Lễ bộ]], [[Bộ Binh (bộ)|Binh bộ]], [[Bộ Hình|Hình bộ]], [[Bộ Công|Công bộ]], có vai trò thi hành các chính sách, song mỗi bộ đều được giao những nhiệm vụ khác nhau. Hệ thống Tam tỉnh tuy không duy trì lâu dài sau khi nhà Đường chấm dứt, song hệ thống Lục bộ vẫn tiếp tục tồn tại đến khi chế độ quân chủ Trung Quốc sụp đổ vào năm 1912.{{sfn|Fairbank|Goldman|2006|p=78}}
 
Tuy các vị hoàng đế sáng lập nhà Đường luôn muốn tái hiện lại sự vinh quang của [[nhà Hán]] (202 TCN–220), song tổ chức hành chính nhà Đường về cơ bản mô phỏng hệ thống cũ thời [[Nam–Bắc triều (Trung Quốc)|Nam–Bắc triều]]. Về mặt quân sự, nhà Đường duy trì chế độ phủ binh của nhà [[Bắc Chu]] (thế kỷ thứ 6), binh lính khi thì đóng quân ở Trường An hoặc nơi biên ải, khi thì về địa phương canh tác ruộng đất. NgoàiThời ra,kỳ đầu nhà Đường, cũngtriều kếđình thừaáp dụng [[chế độ Quân điền]] củakế thừa từ triều [[Bắc Ngụy]] (386–534), mặc dùsongmột sốnhiều cải tiến.{{sfn|Ebrey|Walthall|Palais|2006|p=91}}
 
=== Đất đai và thuế khóa ===
Những năm đầu nhà Đường, chính quyền thi hành chế độ Tô dung điệu (租庸調) – một loại thuế khóa lấy chế độ Quân điền làm cơ sở. "Tô" là thuế ruộng, mỗi suất đinh mỗi năm nôp 2 [[Thạch (đơn vị đo lường)|thạch]] kê hoặc 3 thạch thóc. "Dung" là thuế đinh, mỗi suất đinh mỗi năm phải làm lao dịch không công 20 ngày, năm nhuận 22 ngày, nếu không muốn lao dịch có thể nộp lụa để thay. "Điệu" là thuế hộ, thuế suất căn cứ vào số lượng sản phẩm thủ công của địa phương.{{sfn|Lệ Dĩ Ninh|1998|p=23}}
 
Sau [[loạn An Sử]], chế độ Quân điền bị bãi bỏ kéo theo sự sụp đổ Tô dung điệu. Năm 780, một chế độ thuế khóa mới có tên là Lưỡng thuế pháp được đưa vào áp dụng. Theo đó, triều đình lấy chi phí chi tiêu làm chuẩn, lại dựa vào thực trạng giàu, nghèo và số lượng ruộng đất để thu thuế tài sản và thuế ruộng đất. Lưỡng thuế pháp chuyển từ thu thuế đinh sang thu thuế tài sản, giúp giảm bớt gánh nặng do tiền thuế, song nó cũng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của tầng lớp thương nhân và hào phú và không được nhóm này ủng hộ.{{sfn|Lệ Dĩ Ninh|1998|p=23}}
 
Chính quyền trung ương và địa phương lưu giữ số lượng lớn sổ sách địa chính để tiện cho việc thu thuế, song nhiều người biết chữ hoặc tầng lớp hào phú thường tự làm sổ sách và khế ước riêng. Những tài liệu này thường có chữ ký của chủ sở hữu, người làm chứng và người ghi chép nhằm chứng minh (khi cần) quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản ruộng đất. Nguyên mẫu của loại tài liệu này đã tồn tại từ thời nhà Hán và loại văn khế ước này càng trở nên phổ biến ở các triều đại sau, dần trở thành một phần của văn hóa văn học Trung Quốc.{{sfn|Brook|1998|p=59}}
 
== Chính sách quân sự và đối ngoại ==