Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Đường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 181:
 
Chính quyền trung ương và địa phương lưu giữ số lượng lớn sổ sách địa chính để tiện cho việc thu thuế, song nhiều người biết chữ hoặc tầng lớp hào phú thường tự làm sổ sách và khế ước riêng. Những tài liệu này thường có chữ ký của chủ sở hữu, người làm chứng và người ghi chép nhằm chứng minh (khi cần) quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản ruộng đất. Nguyên mẫu của loại tài liệu này đã tồn tại từ thời nhà Hán và loại văn khế ước này càng trở nên phổ biến ở các triều đại sau, dần trở thành một phần của văn hóa văn học Trung Quốc.{{sfn|Brook|1998|p=59}}
 
=== Khoa cử ===
{{chính|Khoa cử}}
[[File:Civilserviceexam1.jpg|thumb|left|Sĩ tử xem tên những người được xướng danh trên bảng vàng. Họa phẩm của [[Cừu Anh]].]]
Nhà Đường là triều đại đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc hệ thống hóa chế độ tuyển chọn hiền tài bằng hình thức khảo thí. Sĩ tử đỗ đạt tại các kỳ thi có thể được bổ nhiệm vào các chức vụ trong bộ máy quan liêu, có thể là ở địa phương hoặc trung ương. Ba loại khoa thi trong hệ thống khoa cử triều Đường là ''sinh đồ'', ''cống cử'' và ''chế cử''.{{sfn|Huyền Quang|1960|p=93}} Các sĩ tử đậu khoa ''sinh đồ'' và ''cống cử'' sẽ được chia thành ba hạng ''tú tài'' (秀才), ''tiến sĩ'' (進士) và ''minh kinh'' (明經). Mỗi hạng có cách thi khác nhau, trong đó ''tú tài'' thi về phương lược trị nước, ''tiến sĩ'' thi về tạp văn, thi phú và thời vụ, ''minh kinh'' thì yêu cầu sĩ tử thể hiện sự am hiểu về ''[[Ngũ kinh]]''.{{sfn|Ebrey|Walthall|Palais|2006|pp=91–92}}{{sfn|Huyền Quang|1960|p=93}} Bên cạnh khả năng văn chương, các sĩ tử cũng sẽ được xét tuyển thông qua khả năng ứng xử, vẻ bề ngoài, tiếng nói, chữ viết.{{sfn|Ebrey|Walthall|Palais|2006|p=97}} Những tiêu chí chọn lựa thiên vị các sĩ tử xuất thân khá giả, trong khi các sĩ tử có gia cảnh nghèo khó, không đủ tài chính chi trả thầy dạy, thì gặp nhiều khó khăn hơn. Bất chấp số lượng lớn quan chức dân sự có xuất thân thế tộc, tiền bạc và địa vị không phải điều kiện tiên quyết của sĩ tử. Bất kỳ ai không xuất thân từ tầng lớp nghệ nhân hoặc thương nhân đều có thể tham gia các kỳ khoa cử bất kỳ.{{sfn|Gascoigne|Gascoigne|2003|p= 95}}{{sfn|Ebrey|Walthall|Palais|2006|p=97}} Tuy nhiên, những người sau khi thi đậu còn cần phải vượt qua kỳ khảo hạch của Bộ Lại mới có thể ra làm quan.{{sfn|Lê Thời Tân|2015|p=58}}
 
Để thúc đẩy và phổ biển Nho học, triều đình nhà Đường cho mở các trường lớp do nhà nước quản lý, đồng thời phát hành phiên bản tiêu chuẩn của ''Ngũ kinh'' kèm theo chú giải.{{sfn|Ebrey|1999|p= 112}} Mặc dù mục đích chính của khoa cử là tìm kiếm hiền tài cho bộ máy chính phủ, song có lẽ một nguyên nhân khác mà các vị hoàng đế nhà Đường cân nhắc đó chính là ngăn ngừa sự lệ thuộc vào các gia tộc môn phiệt bằng cách tuyển dụng một nhóm quan chức không vây cánh, không có thế lực đứng sau hậu thuẫn. Pháp chế nhà Đường đảm bảo sự phân chia tài sản một cách bình đẳng giữa các người con trong một gia đình, thúc đẩy tính [[di động xã hội]] bằng cách ngăn chặn các gia đình quyền thế có thể trở thành quý tộc địa chủ nếu chỉ mỗi người con trai trưởng thừa kế toàn bộ tài sản.{{sfn|Fairbank|Goldman|2006|p=83}} Hệ thống khoa cử tỏ ra thành công khi sĩ đại phu xây dựng được địa vị tại các cộng đồng địa phương, trong khi hình thành một thứ tinh thần kết nối con người họ với triều đình. Từ thời nhà Đường cho đến khi nhà Thanh kết thúc vào năm 1912, tầng lớp sĩ đại phu đóng vai trò trung gian giữa người dân và chính quyền.{{sfn|Guo|2009|p=6}}
 
== Chính sách quân sự và đối ngoại ==