Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hậu Tấn”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Tham khảo: clean up, replaced: [[Thể loại:Ngũ Đại Thập Quốc → [[Thể loại:Ngũ đại Thập quốc using AWB
Tính năng gợi ý liên kết: 2 liên kết được thêm.
Dòng 16:
==Thành lập==
{{Chính|Hậu Tấn Cao Tổ}}
Thạch Kính Đường ([[892]]-[[942]]), người gốc [[Sa Đà]], là con rể [[Hậu Đường Minh Tông]] Lý Tự Nguyên. Năm [[936]], khi đang trấn thủ Hà Đông, ông đã nhờ người [[Khiết Đan]] đem đại quân giúp đỡ và lật đổ [[hậu Đường|nhà Hậu Đường]]. Để trả ơn, Thạch Kính Đường đã cắt đất của 16 châu Yên, Vân (các tỉnh [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]], [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]] ngày nay) cho họ. Mặt khác, ông cung kính tôn Liêu làm "cha", gọi vua Liêu trẻ hơn mình 11 tuổi là "Vua cha".
 
Việc làm cung kính ngoại bang và nhất là cắt đất phía bắc của Thạch Kính Đường bị các nhà sử học Trung Quốc phê phán mạnh mẽ, coi là thủ phạm bán nước dẫn đến việc xâm lấn, chiếm đóng của các ngoại tộc nối tiếp nhau ([[Khiết Đan]], [[Đảng Hạng]], [[Nữ Chân]], [[Mông Cổ]]) ở phía bắc Trung Quốc suốt hơn 400 năm (từ thời Hậu Tấn tới [[nhà Minh]]) mà các chính quyền cai trị Trung Nguyên của Trung Quốc không thể nào khôi phục lại được.
Dòng 29:
Năm 942, Tấn Cao Tổ chết, con người anh là Thạch Trọng Quý lên ngôi, tức là Tấn Xuất Đế. Phụ chính Cảnh Diên Quảng khuyên Xuất Đế không phục nước Liêu, chỉ xưng là "cháu" mà không tôn Liêu là "vua".
 
[[Người Khiết Đan]] thấy vậy mưu tính việc chiếm trọn miền Bắc [[Trung Quốc]], Vua Liêu Da Luật Đức Quang liền mang quân Nam tiến. Quân Tấn hai lần đẩy lui quân Liêu (944, 945).
 
Đức Quang liền quay sang cách cũ, chia rẽ nội bộ Tấn, mua chuộc tướng Đỗ Trọng Uy, hứa đưa lên làm vua như giúp Thạch Kính Đường trước đây. Một bộ phận tướng Tấn cũng phản Tấn theo Liêu. Năm 947, người Khiết Đan chiếm được Kinh đô và gần hết miền Bắc Trung Quốc. Thạch Trọng Quý cùng gia quyến bị người Khiết Đan bắt giữ đưa về Bắc và chết già ở đó. Do Trọng Quý bị bắt ra khỏi nước nên được gọi là Xuất Đế.