Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Đường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 176:
=== Thuế khóa ===
[[Tập tin:Beeld van een ossenkar, AK-RAK-1995-1-1.jpg|nhỏ|Tượng đất nung bò kéo xe, niên đại thế kỷ 7.]]
Những năm đầu nhà Đường, chính quyền thi hành chế độ ''Tô dung điệu'' (租庸調) – một loại thuế khóa lấy chế độ Quân điền làm cơ sở. "Tô" là thuế ruộng, mỗi suất đinh mỗi năm nôp 2 [[Thạch (đơn vị đo lường)|thạch]] kê hoặc 3 thạch thóc. "Dung" là thuế đinh, mỗi suất đinh mỗi năm phải làm lao dịch không công 20 ngày, năm nhuận 22 ngày, nếu không muốn lao dịch có thể nộp lụa để thay. "Điệu" là thuế hộ, thuế suất căn cứ vào số lượng sản phẩm thủ công của địa phương.{{sfn|Lệ Dĩ Ninh|1998|p=23}}
 
Sau [[loạn An Sử]], chế độ Quân điền bị bãi bỏ kéo theo sự sụp đổ ''Tô dung điệu''. Năm 780, một chế độ thuế khóa mới có tên là ''Lưỡng thuế pháp'' được đưa vào áp dụng. Theo đó, triều đình lấy tổng chi phí chi tiêu của nhà nước làm để xác định mức thuế, lại dựa vào thực trạng giàu, nghèo và số lượng ruộng đất để thu thuế tài sản và thuế ruộng đất. ''Lưỡng thuế pháp'' chuyển từ thu thuế đinh sang thu thuế tài sản, giúp giảm bớt gánh nặng do tiền thuế, song nó cũng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của tầng lớp thương nhân và hào phú và không được nhóm này ủng hộ.{{sfn|Lệ Dĩ Ninh|1998|p=23}}
 
Chính quyền trung ương và địa phương lưu giữ số lượng lớn sổ sách địa chính để tiện cho việc thu thuế, song nhiều người biết chữ hoặc tầng lớp hào phú thường tự làm sổ sách và khế ước riêng. Những tài liệu này thường có chữ ký của chủ sở hữu, người làm chứng và người ghi chép nhằm chứng minh (khi cần) quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản ruộng đất. Nguyên mẫu của loại tài liệu này đã tồn tại từ thời nhà Hán và loại văn khế ước này càng trở nên phổ biến ở các triều đại sau, dần trở thành một phần của văn hóa văn học Trung Quốc.{{sfn|Brook|1998|p=59}}