Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Đường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 167:
 
=== Sụp đổ ===
Bên cạnh thiên tai cũng như nạn phiên trấn cát cứ, [[khởi nghĩa Hoàng Sào]] nổ ra vào năm 874 khiến triều đình nhà Đường phải mất cả thập kỷ để đàn áp.{{sfn|Eberhard|2005|pp=189–190}} Hai thành Trường An và Lạc Dương bị cướp phá, quốc lực nhà Đường ngày càng suy thoái và vĩnh viễn không thể phục hồi sau cuộc nổi dậy này, tạo điều kiện cho các thế lực quân sự trỗi dậy và thay thế. Các băng đảng thổ phỉ lớn hoành hành ở các vùng nông thôn vào những năm cuối triều Đường. Họ, tổ chức buôn lậu muối bất hợp pháp, phục kích cướp bóc các đoàn thương nhân hay thậm chí là vây hãm nhiều thành trì.{{sfn|Ebrey|Walthall|Palais|2006|p=108}} Trong bối cảnh nạn cướp bóc hoành hành và xung đột phe phái trong triều đình giữa hoạn quan và quan lại, các gia đình thuộc tầng lớp quý tộc, vốn tích lũy được nhiều đất đai và chức vụ, phần lớn đều bị mất tài sản hoặc bị cho ra rìa.{{sfn|Mote|2003|pp=6–7}}{{sfn|Scheidel|2018|p=276–278}}
 
Vào hai thập kỷ cuối cùng của nhà Đường, sự sụp đổ từ từ của chính quyền trung ương dẫn đến sự trỗi dậy của hai nhân vật quân sự hùng mạnh đối địch nhau, tranh giành quyền kiểm soát miền Bắc Trung Quốc, là [[Chu Ôn]] và [[Lý Khắc Dụng]].{{sfn|Mote|2003|pp=7–12}} Quân đội nhà Đường đánh bại Hoàng Sào với sự giúp đỡ từ bộ tộc [[Sa Đà]] dân tộc Đột Quyết ở Sơn Tây. Với những chiến công của mình, Lý Khắc Dụng được phong làm tiết độ sứ, tước vị Tấn Vương, và được ban quốc tính.{{sfn|Mote|2003|pp=6–7, 10, 12}} Chu Ôn vốn là một tay buôn lậu muối từng là một tướng lĩnh trong đội quân nổi dậy của Hoàng Sào, song đã quy thuận triều đình. Nhờ có công trong cuộc chiến chống Hoàng Sào, Chu Ôn được ban tên “Toàn Trung” và được bổ nhiệm làm Tuyên Vũ tiết độ sứ.{{sfn|Mote|2003|pp=7, 10, 12}}{{sfn|Needham|1986c|pp=320–321, xem chú thích h}}