Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Đường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 385:
Thời nhà Đường, các loại thực phẩm và nguyên liệu nấu ăn phổ biến ngoài những thứ đã được liệt kê bên trên bao gồm đại mạch, tỏi, muối, củ cải, đậu nành, lê, mơ, đào, táo tây, táo tàu, lựu, [[Rheum rhabarbarum|đại hoàng]], hạt phỉ, hạt thông, hạt dẻ, quả óc chó, khoai mỡ, khoai môn, v.v. Các loại thịt được tiêu thụ chính bao gồm [[thịt lợn]], [[thịt gà]], [[thịt cừu]] (đặc biệt được ưa chuộng ở Hoa Bắc), [[rái cá biển]], [[gấu]] (khó săn bắt, nhưng có những công thức chế biến gấu hấp, luộc và ướp) và thậm chí là cả [[lạc đà hai bướu]].{{sfn|Benn|2002|p=120}} Ở vùng duyên hải miền Nam, hải sản là loại thức ăn phổ biến nhất. Người Trung Quốc thích ăn sứa nấu với [[quế]], [[tiêu Tứ Xuyên]], [[thảo quả]] và [[gừng]], cũng như [[hàu]] ướp rượu, [[Bộ Mực ống|mực]] ướp giấm xào gừng, [[sam biển]], [[Họ Cua bơi|ghẹ]], [[tôm]] và [[Họ Cá nóc|cá nóc]] — loại cá mà người Trung Quốc gọi là "[[lợn sữa]] sông" (河豚).{{sfn|Benn|2002|p=121}} Tuy nhiên, một số loại thực phẩm cũng bị giới hạn bởi triều đình khuyến khích người dân không ăn thịt bò. Lý do là vì bò, đặc biệt là bò đực, có vai trò cực kỳ quan trọng trong nông nghiệp. Trong các năm từ 831 đến 833, [[Đường Văn Tông]] ({{reign|827|840}}) thậm chí còn áp đặt lệnh cấm giết mổ gia súc vì bản thân ông là một người sùng đạo Phật.{{sfn|Benn|2002|p=125}}
 
Thông qua hoạt động buôn bán đường biển và đường bộ, người Trung Quốc có thể mua đào từ Samarkand, [[chà là]], [[hồ trăn]] và [[sung]] từ Đại Iran, hạt thông và rễ nhân sâm từ Triều Tiên và xoài từ Đông Nam Á.{{sfn|Benn|2002|p=123}}{{sfn|Schafer|1985|pp=1–2}} Dưới triều vuaHoàng đế [[Harsha|Harshavardhana]] ({{circa|606|647}}), các sứ thần Ấn Độ đã đưa hai chuyên gia chế tạo [[Đường (thực phẩm)|đường ăn]] đến Trường An và thành công truyền dạy người Trung Quốc cách trồng mía.{{sfn|Sen|2003|pp=38–40}}{{sfn|Adshead|2004|pp=76, 83–84}} Các sản phẩm làm từ bông cũng được nhập khẩu nguyên chiếc từ vùng [[Bengal]] của Ấn Độ, dù vào thời kỳ này, người Trung Quốc đã bắt đầu biết cách trồng và chế biến bông. Sang đến thời nhà Nguyên, bông trở thành loại vải dệt hàng đầu tại Trung Quốc.{{sfn|Adshead|2004|p=83}}
 
Bảo quản thực phẩm là những kỹ thuật rất quan trọng, được thực hành trên khắp Trung Quốc. Người dân thường sử dụng các phương pháp bảo quản đơn giản như đào rãnh sâu, ướp muối.{{sfn|Benn|2002|pp=126–127}} Ngược lại, đồ ngự thiện của vua có thể được bảo quản trong những hầm băng lớn nằm rải rác bên dưới các khu vườn trong và ngoài thành Trường An. Người quyền quý và thượng lưu cũng có những hầm băng nhỏ dùng riêng. Mỗi năm, hoàng đế cho nhân công chạm khắc 1000 khối băng từ các con suối đóng băng trên núi, mỗi khối có kích thước 0,91 m x 0,91 m x 1,1 m. Các món ăn ngon đông lạnh như dưa ướp lạnh là những món tráng miệng được ưa chuộng trong những ngày hè nóng bức.{{sfn|Benn|2002|p=126}}