Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nhà Đường”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Dòng 240:
| caption2 = Bản đồ chiến dịch chinh phục các tiểu quốc ốc đảo và Tây Đột Quyết (640–648)
}}
Hai triều Tùy, Đường thực hiện nhiều chiến dịch quân sự thành công chống lại các bộ lạc du mục. Chính sách đối ngoại của Trung Quốc ở phía Bắc và phía Tây giờ đây phải tập trung vào việc đối phó với các bộ lạc Đột Quyết, nhóm dân tộc đang trên đà trở thành thế lực thống trị thảo nguyên Trung Á.{{sfn|Ebrey|Walthall|Palais|2006|p=113}}{{sfn|XueTiết Tông Chính|1992|pp=149–152, 257–264}} Nhằm đối phó và ngăn ngừa các mối đe dọa từ phương Bắc, triều đình nhà Tùy sửa chữa hệ thống thành trì nơi biên ải, tiến hành giao thương và nhận triều cống từ các bộ lạc.{{sfn|Ebrey|Walthall|Palais|2006|p=92}} Nhà Tùy cũng thực hiện chính sách [[hòa thân]], gả bốn vị công chúa cho các thủ lĩnh Đột Quyết trong các năm 597, 599, 614 và 617. Tuy nhiên, nhằm kìm hãm thế lực Đột Quyết, triều đình nhà Tùy thường dùng kế ly gián kích động các bộ lạc đứng lên chống lại người Đột Quyết.{{sfn|Benn|2002|pp=2–3}}{{sfn|Cui|2005|pp=655–659}} Mặc dù vậy, ngay từ thời nhà Tùy, người Đột Quyết đã trở thành một bộ phận nòng cốt trong quân đội Trung Quốc. Khi [[người Khiết Đan]] quấy nhiễu biên giới phía Bắc, một viên tướng nhà Tùy đã suất 20.000 binh sĩ Đột Quyết để chống trả. Sau khi giành thắng lợi, nhà Tùy ban thưởng người Đột Quyết phụ nữ, gia súc của người Khiết Đan làm chiến lợi phẩm.{{sfn|Ebrey|1999|p=111}} Dưới thời nhà Đường, triều đình đã gả công chúa cho các tướng lĩnh người Đột Quyết trong quân đội.{{sfn|Cui|2005|pp=655–659}} Trong suốt quãng thời gian đến năm 755 đã có khoảng 10 đại tướng gốc Đột Quyết phục vụ trong quân đội nhà Đường.{{sfn|XueTiết Tông Chính|1992|p=788}}{{sfn|Twitchett|2000|p=125}} Tuy phần lớn binh lính nhà Đường là lính phủ binh, song binh lính nơi biên ải dưới trướng tướng lĩnh Đột Quyết đều là người ngoại tộc.{{sfn|Liu|2000|pp=85–95}} Một số binh lính người "Đột Quyết" trên thực tế lại gốc Hán, nhưng vì sinh sống với các bộ lạc trong thời gian dài nên những người Hán này đã bị du mục hóa.{{sfn|Gernet|1996|p=248}}
 
Cục diện chiến loạn ở Trung Nguyên gần như chấm dứt hoàn toàn sau năm 626, khi lực lượng của [[Lương Sư Đô]] ở [[Thiểm Tây]] ngày nay bị nhà Đường tiêu diệt. Sau khi ổn định tình hình trong nước, nhà Đường bắt đầu thực hiện các chiến dịch quân sự nhắm vào người Đột Quyết.{{sfn|Xue|1992|pp=226–227}} Năm 630, quân Đường tiến hành Bắc phạt đánh chiếm khu vực sa mạc Ordos ([[Nội Mông]] và miền Nam [[Mông Cổ]] ngày nay), buộc Đông Đột Quyết phải hàng phục.{{sfn|Ebrey|1999|p=111}}{{sfn|XueTiết Tông Chính|1992|pp=380–386}} Hàng vạn người Đột Quyết được đưa đến Trường An, sau đó được phân bố tới các ki mi phủ ở Hà Đông, Hà Bắc để quản hạt.{{sfn|Phó Nhạc Thành|1993|pp=70}} Sau chiến thắng này, các bộ lạc Đột Quyết lần lượt quy phục triều đình nhà Đường, đồng loạt tôn Đường Thái Tông là khả hãn của họ. Ngày 11 tháng 6 năm 631, Đường Thái Tông cử sứ giả mang châu báu và lụa đến yêu cầu người Tiết Diên Đà thả những người Trung Quốc bị bắt về phương Bắc trong giai đoạn chuyển giao từ Tùy sang Đường. Sứ mệnh thành công giúp giải phóng 80.000 đàn ông và phụ nữ Trung Quốc khỏi cảnh nô lệ.{{sfn|Benn|2002|p=2}}{{sfn|Xue|1992|pp=222–225}}
 
Sau khi an trí số lượng lớn người Đột Quyết ở các châu phía Bắc, triều đình nhà Đường thực hiện chính sách quân sự bành trướng nhằm thống trị thảo nguyên Trung Á. Tương tự triều Hán trước kia, nhà Đường đã phát động các chiến dịch quân sự lớn và thành công chinh phục Trung Á trong hai thập niên 640 và 650.{{sfn|Ebrey|Walthall|Palais|2006|p=92}} Chỉ riêng dưới thời Đường Thái Tông, nhà Đường không chỉ đối phó với các bộ lạc Đột Quyết, mà còn thực hiện những chiến dịch riêng lẽ khác nhắm vào [[Tiết Diên Đà]], các tiểu quốc ốc đảo như [[Cao Xương]], [[Yên Kỳ]], [[Quy Từ]] và [[Vu Điền]] tại lòng chảo Tarim và cả [[Thổ Dục Hồn]] của hệ tộc [[Mộ Dung]] ở khu vực [[Kỳ Liên Sơn]]. Những thắng lợi quân sự đã khiến cả khu vực Mạc Nam và Mạc Bắc rộng lớn nằm dưới sự thống trị của nhà Đường. Năm 657, dưới thời [[Đường Cao Tông]], tướng [[Tô Định Phương]] tiêu diệt Hãn quốc Tây Đột Quyết, lãnh thổ Trung Quốc qua đó mở rộng về phía Tây hơn bất kỳ triều đại tiền nhiệm nào.{{sfn|Skaff|2009|p=183}}