Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chử Đồng Tử”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
nKhông có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 9:
Thời ấy, Vua Hùng ngành (nhành) thứ 18 là Hùng Duệ Vương<ref>{{Chú thích web|url=https://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%B9ng_V%C6%B0%C6%A1ng_th%E1%BB%A9_XVIII|tựa đề=Hùng Duệ Vương}}</ref><ref>[https://www.xxxxonline.com/tua-sach/kho-tang-truyen-co-tich-viet-nam/su-tich-dam-nhat-da-va-bai-tu-nhien/1597 Kho tàng truyện cổ tích - Nhất dạ trạch]{{Liên kết hỏng|date = ngày 11 tháng 2 năm 2021 |bot=InternetArchiveBot }}</ref> ([[Lĩnh Nam chích quái]] ghi là đời thứ 3, được hiểu là đời vua thứ 3 trong thế hệ thứ 18. Hiện nay ở đình Tây Đằng, huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội, còn bài vị "Tam Vị Quốc Chúa" thờ 3 vị vua cuối cùng thuộc thế/chi/nhành Hùng Vương thứ 18<ref>{{Chú thích web|url=https://plo.vn/van-hoa/18-vi-vua-hung-la-ai-550348.html|tựa đề=Đền thờ 3 vị vua hùng}}</ref>) có cô con gái tên là '''Tiên Dung''' (仙容), đến tuổi cập kê mà vẫn chỉ thích ngao du sơn thủy, không chịu lấy chồng. Một hôm thuyền rồng của Tiên Dung đến thăm vùng Chử Xá. Nghe tiếng chuông trống, đàn sáo lại thấy nghi trượng, người hầu tấp nập, Chử Đồng Tử hoảng sợ vội vùi mình vào cát lẩn tránh. Thuyền ghé vào bờ, Tiên Dung dạo chơi rồi sai người quây màn ở bụi lau để tắm, ngờ đâu đúng ngay chỗ của Chử Đồng Tử. Nước xối dần để lộ thân hình Chử Đồng Tử dưới cát. Tiên Dung kinh ngạc bèn hỏi han sự tình, thấy chàng hiếu thảo, bản tính thật thà, khôi ngô cường tráng, thú vị hiếm có, tâm sinh ý yêu thích, nghĩ ngợi rồi xin được cùng nên duyên vợ chồng.
 
Hùng vương nghe chuyện thì giận dữ vô cùng, không cho Tiên Dung về cung. Nàng biết ý nên cùng chồng mở chợ [[Hà Thám]], đổi chác với dân gian. Buôn bán tấp nập, phồn thịnh, ai cũng kính thờ Tiên Dung và Chử Đồng Tử làm chúa.<ref>Theo ''Việt sử Giai Thọai'' của Nguyễn Khắc Thuần-Nhà xuất bản Giáo dục.</ref> Một hôm, có người bày cho cách ra ngoài buôn bán nhiều lãi, Tiên Dung khuyên chồng nghe theo. Chử Đồng Tử bèn theo khách buôn đi khắp ngược xuôi. Một hôm qua ngọn núi giữa biển tên ''Quỳnh Viên sơn'' (瓊園山),<ref>có bản ghi là Quỳnh Vi - tham khảo ''Việt sử Giai thọai''.</ref> (Hiện nay núi còn có ngôi cổ tự là chùa Quỳnh Viên, tương truyền đời Hùng Vương là nơi Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã tu tiên đắc đạo. Địa danh Quỳnh Viên hay Quỳnh Sơn chính là tên xưa nhất của núi Nam Giới: "Danh sơn do thuyết cổ Quỳnh Viên" (Nghĩa là: Ngọn núi nổi tiếng này xưa gọi là Quỳnh Viên)<ref>{{Chú thích web|url=http://dulichhatinh.com.vn/news/TIN-TUC-SU-KIEN/Danh-thang-Nam-Gioi-Quynh-Vien-750/|tựa đề=Núi Quỳnh Viên}}</ref>. Chử Đồng Tử trèo lên am trên núi và gặp một tăng sĩ tên '''Phật Quang''' (佛光) (hóa thân của Cử Bác La Hán). Chử Đồng Tử bèn giao tiền cho khách buôn đi mua hàng, còn mình thì ở lại học phép thuật. Sau thuyền quay lại đón, Phật Quang tặng Chử Đồng Tử một cây gậy và một chiếc [[nón lá]], dụ rằng đây là vật thần thông.
 
Về nhà, Chử Đồng Tử truyền mọi sự lại cho vợ. Tiên Dung giác ngộ bèn bỏ việc buôn bán, cùng chồng chu du tìm thầy học đạo. Một hôm tối trời, đã mệt mà không có hàng quán ven đường, hai vợ chồng dừng lại cắm gậy úp nón lên trên cùng nghỉ. Bỗng nửa đêm, chỗ đó nổi dậy thành quách, cung vàng điện ngọc sung túc, người hầu lính tráng, văn võ bá quan lẫn tiên đồng ngọc nữ đều sẵn sàng để hầu hạ. Sáng hôm sau, dân chúng quanh vùng kinh ngạc bèn dâng hương hoa quả ngọt đến xin làm bầy tôi. Từ đấy chỗ đó phồn thịnh, sung túc như một nước riêng.