Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo hoàng Giuliô II”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 37:
Sau những năm bị dòng tộc Borgia thống trị, vị tân Giáo hoàng hiến mình cho công việc giải phóng Tòa Thánh về phương diện chính trị và củng cố uy quyền thiêng liêng của mình trên sức mạnh quân sự. Ông chuyên tâm mở rộng đất đai của Tòa thánh và không ngần ngại thực hiện những vụ phản bội và ám sát chính trị.
 
Là nhà chính trị, ông đã loại được César Borgia – con cả của Giáo hoàng Alexander VI - bằng cách trục xuất ông ta ra khổikhỏi hồng y đoàn, buộc César phải trả lại các chiến lũy và trốn qua nước Pháp. Trong một chiến dịch do ông đích thân cầm quân, đã tái chiếm được Perusa và Bolonia (1506) lúc đó đang do Bentivoglio chiếm giữ. Ông tự phóng thích mình khỏi quyền lực của Venise (Liên minh Cambrai, 1508).
 
Việc gia nhập liên minh Cambarai gồm có hoàng đế Maximilian I (1493-1519), nước Pháp, Tây Ban Nha và một vài nước khác đã giúp ông thu hồi tỉnh Romania (1509). Ông tuyên cáo một sắc chỉ rút phép thông công Venise ngày 27 tháng 4 năm 1509. Quân Pháp chiến thắng ở Agnadel ngày 14 tháng 5 năm 1509. Lo lắng về những sự lớn mạnh của Louis XII, Giáo hoàng biểu lộ ý muốn đuổi những người nước ngoài ra khỏi Italia.
Dòng 45:
Sau đó, đức Julius II dấn thân vào một công việc vô cùng nguy hiểm là đánh đuổi người Pháp đang chiếm đóng thành Milan ra khỏi nước Ý. Các vệ sĩ Thuỵ Sĩ được Julius II làm thành một đội quân chính thức.
 
Trước hết, ông thanh toàn Alfonso Este, chồng của Lucrecia Borgia, quận công xứ Ferrara và là đồng minh của nước Pháp. Vua Louis XII (1495-1415) nước Pháp ra tay đối phó bằng việc truyền cho quốc dân của mình cắt liên lạc với Roma và họp công đồng tại thành Tours (1510) chống Julius II.
 
=== Công đồng 1512 ===
Mùa thu năm 1511, năm hồng y bất mãn cùng họp công đồng Pisa và đứng về phe vua nước Pháp. Kế đó, thêm hoàng đế Maximilian I, là người bấy giờ có tham vọng được hồng y đoàn bầu làm Giáo hoàng khi đức Julius II lâm bệnh nặng vào tháng 8 năm 1511.