Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giáo hoàng Giuliô II”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Đã không nguồn mà lại còn sai như vầy thì không thể mặc kệ được!
Dòng 49:
 
=== Công đồng 1512 ===
Mùa thu năm 1511, năm hồng y bất mãn cùng họp công đồng Pisa và đứng về phe vua nước Pháp. Kế đó, thêm hoàng đế Maximilian I, là người bấy giờ có tham vọng được hồng y đoàn bầu làm Giáo hoàng khi đức Julius II lâm bệnh nặng vào tháng 8 năm 1511.<!--
 
Một vài giáo sĩ và thái tử thúc giục các Giáo hoàng tổ chức công đồng để canh tân Giáo hội.--> Sau nhiều lần do dự, vì sợ rằng công đồng sẽ cướp quyền của đức Giáo hoàng hoặc sợ bị nhà cầm quyền dân sự kiểm soát. Nhưng đứng trước tình thế trên và nhớ lại lời hứa tại hội đồng tuyển cử năm 1503, là trong vòng hai năm sẽ triệu tập đại công đồng. Cuối cùng Ðức Giáo hoàng Julius II quyết định triệu tập Công Ðồng Latêranô V ở Rôma năm 1512.
 
Công đồng Chung XVIII. Công đồng khai mạc ngày 23.5.1512 quy tụ 15 hồng y và 79 Giám mục phần nhiều người Ý, ngoài ra có vua nước Anh và Aragon, đến sau thêm hoàng đế Maximilian. Sự triệu tập Công đồng Latran V của ông vào năm 1512 có lẽ đã có thể cho phép ông canh tân Giáo hội, lên án các lạm dụng trong Giáo hội và đề ra một dự án cải tổ, nhưng không kết quả.
Trong công đồng này đã lên án thuyết thượng tôn công đồng (concilliarisme) đồng thời lên án nhóm hồng y "ly khai" họp ở Pisa, bây giờ đã chuyển sang Milan. Công đồng bế mạc tháng 3-1517, thì ngày 31-10 năm đó, Luther niêm yết bản 95 đề tài chống ân xá tại nhà thờ Wittenberg.
 
=== Xây dựng và nghệ thuât ===
Giáo hoàng Julius II đặt viên đá đầu tiên cho [[Vương cung thánh đường Thánh Phêrô]] ở [[Roma]] và thuê Bernini, Raphael, và Michaelangelo - những nghệ nhân vĩ đại của thế giới thời ấy- cung cấp các tác phẩm điêu khắc, hội họa, kiến trúc cho thánh đường. Tuy nhiên, phí tổn lớn lao này đã khiến các Giáo hoàng không còn lưu tâm đến tình hình tâm linh kiệt quệ của Giáo hội.