Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lương Thế Vinh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Zhouyu234 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 32:
Về phong cách học tập của Lương Thế Vinh, có giai thoại so sánh ông với [[Quách Đình Bảo]] cũng là người nổi tiếng về thông minh, học giỏi ở vùng [[Sơn Nam]] (Ngày nay thuộc [[Thái Bình]] và [[Nam Định]]). Khi sắp đến kỳ thi của triều đình, Quách Đình Bảo thì ngày đêm dùi mài kinh sử quên ngủ, quên ăn; còn Vinh thì thư giãn, thả diều cùng bạn bè. Kì thi đó Quách Đình Bảo đỗ đầu nhưng đến khoa [[thi Đình]] (kì thi Quốc gia) Quý Mùi năm Quang Thuận thứ tư, đời vua Lê Thánh Tông (1463) Lương Thế Vinh đỗ [[trạng nguyên]] (đỗ đầu), Quách Đình Bảo chỉ đỗ [[thám hoa]] (đỗ thứ 3).
 
Sự sáng tạo khoa học của Lương Thế Vinh được truyền khẩu qua câu chuyện ông tiếp đón sứ [[nhà Minh]] là [[Chu Hy]]. Hy đã nghe nói về Lương Thế Vinh, không những nổi tiếng về [[văn chương]] [[âm nhạc]], mà còn tinh thông toán học, nên thách đố Vinh cân một con [[voi]]. Lương Thế Vinh đưa voi lên một chiếc thuyền rồi đánh dấu mép nước bên thuyền, sau đó dắt voi lên. Tiếp theo, ông ra lệnh đổ đá hộc xuống thuyền, cho đến lúc thuyền chìm xuống đến đúng dấu cũ. Việc còn lại là đưa từng viên đá lên cân và cộng kết quả. Chu Hy thán phục ông nhưng tiếp tục đố ông đo bề dày của một tờ giấy xé ra từ một quyển sách. Khi nghe ông nói chỉ cần đo bề dày cả cuốn sách rồi chia đều cho số tờ là ra ngay kết quả, Chu Hy ngửa mặt lên trời than: "Nước Nam quả có lắm người tài!". Lương Thế Vinh đáp lại rằng người nghĩ ra cách cân voi thật sự là [[Tào Xung]], con của [[Tào Tháo]]. Điều này càng khiến cho sứ giả hổ thẹn vì chưa thuộc sử nước nhà.
 
Lương Thế Vinh cũng được gắn với một vài giai thoại với vua quan [[nhà Hậu Lê|nhà Lê]]. Các giai thoại này cho thấy ông ứng đáp thông minh với vua, có các lời khuyên hợp lý cho vua và răn dạy các quan dưới cấp bỏ thói hách dịch nhân dân.