Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Hán Triệu”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 10:
Sự [[Hán hóa]] là rõ ràng, đặc biệt trong tầng lớp quý tộc; [[Lưu Uyên (Hán Triệu)|Lưu Uyên]], thủ lĩnh cha truyền con nối của "Tả bộ" (左部) đã được học hành tại Lạc Dương, Kinh đô nhà Tấn, và rất giỏi văn học, lịch sử, chiến lược và chiến thuật quân sự Trung Hoa - sự tinh thông của một người hoàn hảo theo ý nghĩa kinh điển. Người ta còn cho rằng nhà Tấn đã có ý định giao cho Lưu Uyên làm chỉ huy lực lượng đi chinh phục các tàn dư nhà [[Đông Ngô]]; nhưng sau đó đã không dùng do ông là người Hung Nô.
 
Tuy nhiên, trong số các thủ lĩnh của người [[Hung Nô]], bao gồm cả Lưu Uyên, ý nghĩ về sự tách rời ra khỏi [[Trung Quốc]] luôn luôn được ghi nhớ. Phần lớn những người chăn nuôi gia súc vẫn giữ được các kỹ năng cưỡi ngựa và khả năng đánh trận. Sự bất mãn chống lại nhà Tấn và vị trí thấp kém của họ luôn nhắc nhở họ càncàng tìm kiếm một quốc gia tự trị của người Hung Nô. Điều này được thể hiện trong câu nói của một trong số các thủ lĩnh "kể từ khi [[nhà Hán]] sụp đổ, nhà Ngụy và nhà Tấn đã nối tiếp nhau. Mặc dù Thiền vu của chúng ta [Hung Nô] đã có danh phận cha truyền con nối, nhưng không có một chỗ đứng trên lãnh thổ có chủ quyền".
 
Các diễn biến trong [[Loạn bát vương]] cuối cùng đã có lợi cho người [[Hung Nô]]. Lưu Uyên đã thu được nhiều lợi ích từ một Thành Đô Vương ([[Tư Mã Dĩnh]]) đã tuyệt vọng, người bị đánh bại tại căn cứ Nghiệp Thành (鄴城)<ref>Gần [[Lâm Chương]] (临漳), [[Hà Bắc (Trung Quốc)|Hà Bắc]] ngày nay</ref> để tập hợp được khoảng 50.000 chiến binh Hung Nô.