Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Giỗ Tổ Hùng Vương”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 28:
==Lịch sử==
[[Tập tin:Mausoleum of Hung King.JPG|phải|nhỏ|Lăng vua Hùng ở Phú Thọ]]
Theo Ngọc phả Hùng Vương chép thời [[Hồng Đức hậu Lê]] thì từ thời [[nhà Tiền Lê]], [[nhà Lý]], [[nhà Trần]] rồi đến [[Hậu Lê]] các vua và nhân dân địa phương đều đến lễ bái các vua Hùng.<ref>[https://baophapluat.vn/thoi-su/le-hoi-tuong-nho-vi-hoang-de-xung-vuong-trong-ngay-gio-to-270242.html Lễ hội tưởng nhớ vị Hoàng đế xưng vương trong ngày Giỗ Tổ]</ref> Từ thời xưa, các [[Quân chủ Việt Nam|triều đại quân chủ]] và phong kiến Việt Nam đã quản lý Đền Hùng theo cách giao thẳng cho dân sở tại trông nom, sửa chữa, cúng bái, tổ chức ngày giỗ Hùng Vương thứ 18 vào ngày 11 tháng 3 âm lịch; đổi lại dân địa phương được triều đình miễn cho những khoản [[thuế ruộng]] cùng [[sưu dịch]] và sung vào lính.<ref>[http://baophutho.vn/den-hung/tin-nguong-hung-vuong/201211/Coi-nguon-tin-nguong-tho-cung-Hung-Vuong-2204362/ Cội nguồn tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương] Xuân Chường. Báo Phú Thọ Thứ năm, 15/11/2012, 07:37:00</ref>
 
Sang [[thế kỷ 20]], năm 1917 triều vua [[Khải Định]], [[Bộ Lễ]] chính thức gửi công văn ghi ngày [[25 tháng 7]] phái quan hàng tỉnh của tỉnh Phú Thọ lấy ngày mồng 10 tháng 3 [[âm lịch]] thì cử hành "quốc tế" hàng năm, tức là sức cho các quan phải mặc [[phẩm phục]] lên đền Hùng thay mặt [[triều đình Huế]] cúng tế.