Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bạch Cư Dị”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
RedBot (thảo luận | đóng góp)
n r2.5.2) (Bot: Sửa uk:Бо Цзюйі
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 16:
[[Tập tin:Bai Juyi.jpg|nhỏ|Nhà thơ Bạch Cư Dị]]
 
'''Bạch Cư Dị''' ([[chữ Hán]]: 白居易) ([[772]]-[[846]]) tự là ''Lạc Thiên'' (樂天), hiệu là ''Hương Sơn cư sĩ'' là nhà thơ [[Trung Quốc]] nổi tiếng thời [[nhà Đường]]. Tác phẩm nổi tiếng của Bạch Cư Dị ở [[Việt Nam]] có lẽ là bài ''[[Tỳ bà hành]]'', ''[[Trường Hận Ca]]''. Danh tiếng của ông ngang với [[Lý Bạch]] (701-762), [[Đỗ Phủ]] (712-770) và còn được mệnh danh là "thi tiên".
 
Tổ tiên ông là người gốc [[Thái Nguyên (Trung Quốc)|Thái Nguyên]], [[Sơn Tây (Trung Quốc)|Sơn Tây]], sau di cư tới huyện [[Vị Nam]], [[Thiểm Tây]]. Ông là một trong những nhà thơ hàng đầu của lịch sử thi ca Trung Quốc. Đối với một số người yêu thơ văn thì người ta chỉ xếp ông sau [[Lý Bạch]] và [[Đỗ Phủ]]. Mười lăm tuổi ông đã bắt đầu làm thơ, thuở nhỏ nhà nghèo, ở thôn quê, đã am tường nỗi vất vả của người lao động.
Dòng 29:
Thơ ông thấm nhuần tư tưởng nhân đạo, nhân văn. Ông hòa đồng cùng dân chúng, không coi việc làm quan của mình là gì, mà thấy mình cũng bị cuộc đời làm cho bảy nổi ba chìm chẳng khác gì người đời (Tỳ bà hành). Ông thông cảm với những thân gái chịu bao tập tục hủ bại và cảnh nghèo túng mặc dù sắc đẹp thì chẳng thua ai (Nghị hôn).
Ông chủ trương thơ ca phải giản dị để dân chúng đều hiểu được. Không những thế, tình cảm, tư tưởng phải giàu tính nhân dân, nói được nỗi lòng của mọi người trước thế sự, phản ánh nổi thống khổ của nhân dân Trung Quốc đương thời nên gây được cảm xúc mạnh. Thơ ông giàu tính trữ tình. Khi ông bị đi đày từ Tràng An đến Tây Giang, ba bốn ngàn dặm, dọc đường thấy trường học, chùa chiền, quán trọ.... đều có đề thơ của mình, nên càng tự tin ở chủ trương của mình hơn.
 
Riêng hai bài Tỳ Bà Hành và Trường Hận Ca đã đủ tỏ tài thơ của Bạch Cư Dị. Bằng lối kể chuyện miêu tả, với chủ đề khác nhau, hai bài thơ dài của ông, bài thì bay bướm, hình ảnh đẹp, lời bình trầm lắng, ý ngoài lời, ca tụng, mỉa mai đều kín đáo; bài thì hoà đồng vào cảnh ngộ cùng nhân vật, viết lên những tâm trạng gửi gắm của cả hai, người gẩy -người nghe, vào tiếng đàn trên bến Tầm Dương, bài thơ da diết, buồn thấm thía mà nỗi đời thì vời vợi mênh mang.
Dòng 36:
== Công trạng khi làm quan ==
Khi làm thứ sử Hàng Châu, thấy các công trình điều tiết nước cho [[nông nghiệp]] đã bị bỏ hoang lâu ngày, ông đã cho tu tạo lại [[Tây Hồ, Hàng Châu|Tây Hồ]], cho đắp đê tại đây, trên trồng liễu, đến nay vẫn còn và được gọi là Bạch đê. Khi làm thứ sử Tô Châu, ông cho đào một con sông đào nối [[Hổ Khâu]] ở phía tây với [[Xương Môn]] ở hía đông gọi là Sơn Đường hà.
 
Sau khi Bạch Cư Dị qua đời, vua Đường Tuyên Tông có làm bài thơ điếu như sau:
 
:''Xuyết ngọc liên châu lục thập niên,
:''Thùy giáo minh lộ tác thi tiên?
:''Phù vân bất hệ danh Cư Dị,
:''Tạo hóa vô vi tự Lạc Thiên.
:''Đồng tử giải ngâm Trường hận khúc,
:''Hồ nhi năng xướng Tì bà thiên.
:''Văn chương dĩ mãn hành nhân nhĩ.
:''Nhất độ tư khanh nhất thương nhiên.
 
Dịch:
 
:''Sáu mươi năm sáng tác ngọc liền châu,
:''Ai đã chỉ đường làm thi tiên?
:''Phù vân không gắn tên Cư Dị,
:''Tạo hóa vô vi tự Lạc Thiên.
:''Đồng Tử ngâm nga Trường hận khúc,
:''Hồ nhi ca hát tì bà thiên.
:''Văn chương đã đến cùng trăm họ.
:''Mỗi độ nhớ khanh trẫm đau buồn.
 
== Liên kết ngoài ==
{{wikisource tác giả}}