Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vương Tường (Tam Quốc)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dhgtvt171 (thảo luận | đóng góp)
Dhgtvt171 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 24:
Tường mất, người đến viếng nếu không phải quan viên trong triều, cũng là thân nhân, bạn bè hoặc thuộc cấp cũ mà thôi, chẳng có người khách lạ nào tìm đến. Cháu họ (tộc tôn) [[Vương Nhung]] than rằng: “Thái bảo có thể nói là thanh (trong sạch) đạt (suốt lẽ) vậy.” lại khen: “Tường vào niên hiệu Chánh Thủy (thời Ngụy đế Tào Phương), không gia nhập trào lưu thanh đàm. Nhưng khi đàm luận, thì lý lẽ rõ ràng sâu xa, còn chẳng phải là đem đức hạnh bịt miệng người ta ru!” {{refn|group=Tấn thư|'''Tấn thư, Vương Tường truyện''': Tường chi hoăng, bôn phó giả phi triều đình chi hiền, tắc thân thân cố lại nhi dĩ, môn vô tạp điếu chi tân. Tộc tôn Nhung thán viết: “Thái bảo khả vị thanh đạt hĩ!” hựu xưng: “Tường tại Chánh Thủy, bất tại năng ngôn chi lưu. Cập dữ chi ngôn, lý trí thanh viễn, tương phi dĩ đức yểm kì ngôn hồ!”}}
 
[[Phòng Huyền Linh]] nhận xét: “Hiếu là căn bản của đức, Vương Tường vì thế hơn người. {{refn|group=Tấn thư|'''[[Tấn thư]] quyển 33, liệt truyện 3, [[wikisource:zh:晉書/卷033#史臣曰|Sử thần viết]]''': ...hiếu vi đức bổn, Vương Tường sở dĩ đương nhân.}}
 
[[Hồ Tam Tỉnh]] nhận xét: “Thời Chánh Thủy người giỏi thanh đàm là mấy kẻ Hà Bình Thúc (tức [[Hà Yến]]) vậy. Nhà Ngụy chuyển sang nhà Tấn, có ích gì cho đời! Vương Tường vì thế đáng chuộng, hiếu với mẹ kế và không lạy Tấn vương đấy, quân tử do vậy nói tín nhiệm người là trụ thạch mà kính phục người là lương đống vậy. Lý lẽ rõ ràng sâu xa, nói gì ru, đức gì ru?” {{refn|group=Sử liệu khác|'''[[Hồ Tam Tỉnh]] chú [[Tư trị thông giám]], [[wikisource:zh:資治通鑒_(胡三省音注)/卷079|quyển 79]], Tấn kỷ 1, Thế Tổ Vũ hoàng đế thượng chi thượng''': Chánh Thủy sở vị năng ngôn giả, Hà Bình Thúc sổ nhân dã. Ngụy chuyển nhi vi Tấn, hà ích vu thế tai! Vương Tường sở dĩ khả thượng giả, hiếu vu hậu mẫu dữ bất bái Tấn vương nhĩ, quân tử do vị kì nhiệm nhân trụ thạch nhi khuynh nhân đống lương dã. Lý trí thanh viễn, ngôn hồ, đức hồ?}}