Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Vịnh Nha Trang”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 122:
 
==== Nuôi trồng thủy sản ====
[[Tập tin:Vietnam - panoramio (160).jpg|nhỏ|phảitrái|Các bè nuôi trồng thủy sản trên Vịnh Nha Trang]]
Nghề nuôi trồng thủy sản bắt đầu ở Vịnh Nha Trang vào năm 1989 bằng việc thu gom và nuôi béo các loài cá có giá trị kinh tế cao của những thương nhân đến từ Hồng Kông. Năm 1996, nghề này bước vào thời kỳ phát triển nhanh chóng. Nhiều loài [[Epinephelus|cá mú]], [[Lutjanus|cá hồng]], [[tôm]] cùng số ít các loài cá cảnh và [[Bộ Mực nang|mực nang]] được đưa vào nuôi trồng. Hầu hết các loài cá này được xuất khẩu sang [[Hồng Kông]], [[Trung Quốc]], [[Đài Loan]] hay [[Nhật Bản]]; trong khi số khác được bày bán trên các chợ cũng như nhà hàng địa phương. Tuy nhiên, sự tăng trưởng nhanh chóng của nghề này sau đó đã bị cản trở bởi sự bùng phát của dịch bệnh và việc thiếu hụt con giống tự nhiên. Nếu như sản lượng nuôi trồng thủy sản vào năm 1998 là hơn 60 tấn thì đến năm 2000, con số này chỉ còn chưa đầy 20 tấn. Trong những năm đầu thế kỉ 21, có xu hướng chuyển dịch sang nuôi tôm hùm, loại hình vừa mang lại lợi nhuận cao, vừa ít bị dịch bệnh bùng phát. Số lượng lồng nuôi tôm hùm tăng nhanh và sau đó đã trở thành một nghề quan trọng, đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế trên toàn tỉnh Khánh Hòa. Năm 2001, tổng sản lượng tôm hùm nuôi đạt 790 tấn, tương ứng 450 tỷ đồng giá trị tôm thương phẩm xuất khẩu. Trong [[Khu bảo tồn biển Hòn Mun|Khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang]], việc nuôi cá biển và tôm hùm tập trung tại Vũng Me, Trí Nguyên và một số khu vực như Hòn Một, Vịnh Đầm, Bích Đầm và Vũng Ngán.<ref>{{Chú thích tạp chí|date=2003|title=Improving coastal livelihoods through sustainable aquaculture practices in Hon Mun marine protected area, Nha Trang Bay, Vietnam: a report to the collaborative APEC Grouper Research and Development Network|journal=Support to Regional Aquatic Resources Management|publication-place=[[Bangkok]]|pages=151–193|hdl-access=free|hdl=1834/20303}}</ref>