Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Luân canh”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
ai khẳng định?
Dòng 3:
Trong [[độc canh]], trồng duy nhất một loại cây ở cùng một mảnh đất trong nhiều năm liên tiếp dần dần làm cạn kiệt chất dinh dưỡng nhất định của đất và tạo ra một quần thể cỏ dại và sâu bệnh cạnh tranh cao. Nếu không cân bằng giữa việc sử dụng chất dinh dưỡng và đa dạng hóa các quần thể cỏ dại và sâu bệnh thì năng suất của các khu đất canh tác độc canh sẽ phải phụ thuộc nhiều vào các yếu tố đầu vào bên ngoài. Ngược lại, việc luân canh cây trồng được tổ chức và sắp xếp tốt có thể làm giảm nhu cầu về phân bón tổng hợp<ref name="baldwinCEFS">{{cite report|author=Baldwin, Keith R.|date=June 2006|url=http://www.cefs.ncsu.edu/resources/organicproductionguide/croprotationsfinaljan09.pdf|title=Crop Rotations on Organic Farms|publisher=Center for Environmental Farming Systems|access-date=May 4, 2016|archive-url=https://web.archive.org/web/20150513234501/http://www.cefs.ncsu.edu/resources/organicproductionguide/croprotationsfinaljan09.pdf|archive-date=May 13, 2015|url-status=dead}}</ref> và thuốc diệt cỏ thông qua việc tận dụng các yếu tố sinh thái từ nhiều loại cây trồng khác nhau. Ngoài ra, luân canh cây trồng có thể cải thiện cấu trúc đất và chất hữu cơ, làm giảm xói mòn và tăng khả năng phục hồi của hệ thống nông trại.
 
Phải tiến hành luân canh bởi vì: Luân canh là trung tâm của các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp khác. Tất cả các biện pháp kỹ thuật nông nghiệp đều căn cứ vào chế độ luân canh mà xác định nội dung của mình. Các chế độ canh tác khác như thuỷ lợi, bón phân, tưới nước, làm đất, diệt trừ cỏ dại… đều căn cứ vào loại cây trồng, trình tự luân phiên cây trồng trong hệ thống luân canh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật cụ thể cho suốt cả chu kỳ luân canh.
 
Nói cách khác: Mỗi loại cây trồng yêu cầu một số chất dinh dưỡng nhất định và có một số đặc tính thực vật riêng biệt cho nên chỉ có thể hút được chất dinh dưỡng ở một độ sâu nhất định.