Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ủy ban Chấp hành (Liên Xô)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n clean up, replaced: → (2) using AWB
Ahoang144 (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Đã bị lùi lại Soạn thảo trực quan
Dòng 3:
Vào tháng 3/1917, chức vụ thống đốc (губернатора) bị bãi bỏ ở Nga, văn phòng thống đốc và chính quyền tỉnh bị xóa bỏ. Quyền hành pháp ở các đơn vị hành chính lãnh thổ được thay thế bằng Ủy viên nhân dân tỉnh (губернскими gubernskimi), thành (уездными uezdnymi) và Ủy ban chấp hành chính quyền lâm thời.
 
Sau tháng 10/1917, quyền lực chính trị thực sự ở Nga bắt đầu thuộc về Đoàn chủ tịch [[Ủy ban chấp hành Trung ương toàn Nga]] (ВЦИК) và [[Hội đồng Dân ủy Liên Xô|Dân ủy Xô Viết]] (Совнаркому).
 
Quyền hành pháp được chuyển giao cho các Ủy ban chấp hành của Xô Viết Đại biểu Công Nông Binh (sau này là Xô Viết Đại biểu Nhân dân). Ủy ban chấp hành có một Hội đồng bao gồm chủ tịch, phó chủ tịch, thư ký và các thành viên của Ủy ban chấp hành.
 
Vào mùa thu năm 1917, Trotsky trở thành Chủ tịch Ủy ban chấp hành Petrograd Xô Viết (Petrosov). Petrosov, do [[Lev Davidovich Trotsky|Trotsky]] lãnh đạo, đã giành chiến thắng trong cuộc nổi dậy vũ trang chống lại Chính phủ lâm thời.
 
Từ năm 1917 đến năm 1936, chính quyền cao nhất địa phương là các Đại hội Xô Viết, và trong thời kỳ giữa các Đại hội là Ủy ban chấp hành. Đại hội Xô Viết và Xô Viết là cơ quan đại diện và quản lý hành pháp. Ủy ban chấp hành được tạo ra để thực thi công việc của Đại hội. Xô Viết bầu ủy ban chấp hành trong số các thành viên của họ. Hiến pháp Liên Xô năm 1936 và Hiến pháp Nga Xô năm 1937 đã phân định rõ ràng về thẩm quyền của Xô Viết và ủy ban chấp hành. Nếu trước đó, trong thời kỳ giữa các Đại hội Xô Viết, các Ủy ban chấp hành là cơ quan quyền lực nhà nước tối cao, thì bây giờ họ bị tước bỏ các quyền lực này và chỉ trở thành cơ quan hành pháp và hành chính của Xô Viết. Từ 1938 đến 1991, các ủy ban chấp hành là cơ quan hành pháp và hành chính của Liên Xô. Họ được bầu bởi Xô Viết Đại biểu Nhân dân với nhiệm kỳ 2,5 năm (tới 1977 là 2 năm).