Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lê Văn Hưng (tướng Tây Sơn)”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Trình soạn thảo mã nguồn 2017
Dòng 1:
{{for|nhân vật cùng tên|Lê Văn Hưng}}
{{Nhiều vấn đề|
{{Chỉ có một nguồn}}
{{Cần biên tập}}
{{Wiki hoá}}
{{Văn phong}}
}}
'''Lê Văn Hưng''' ([[chữ Hán]]:黎文興, ?-[[1798|1794?]]) là một danh tướng của nhà [[Nhà Tây Sơn|Tây Sơn]]. Ông được tôn xưng là một trong [[Tây Sơn thất hổ tướng]].
 
Xuất thân trong một gia đình nghèo ở [[Kiên Dõng]], huyện [[Tuy Viễn]]  (nay là xã Phước Sơn, H.Huyện Tuy Phước, Bình Định).
 
Là một võ sĩ có sức mạnh và sở trường về môn đánh côn (hay gọi là roi trường). Thuật đánh roi của ông Hưng rất mãnh liệt. Khi đánh ra một đòn, hàng trăm người không đỡ nổi. Binh khí đụng đến đường roi, lớp văng lớp gãy. Người thì bị bươu đầu, gãy tay. Môn đánh đòn giải vây này được truyền từ ông cố họ Lê.
 
Từ nhỏ đã có tiếng là nghĩa khí, khi trưởng thành là một thanh niên đẹp trai, hào hoa, ưa ca hát, thích xem hát bội lại rất giỏi võ nghệ. Tuy nhiên, bản tính ngang tàng, phóng khoáng, giao du rộng lại nhiều đàn em, do đó Lê Văn Hưng thường xuyên tổ chức các vụ cướp bóc, sống ngoài vòng pháp luật, bị quan quân truy lùng.
 
Vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, cha mẹ đau yếu luôn nên ngay từ nhỏ ông đã phải làm việc cật lực để kiếm sống. Thời gian này, Hưngông tỏ ra là một người nhanh nhẹn, dũng cảm, và sức khỏe "đánh bại 10 trẻ chăn trâu". Về sau ông được một vị sư truyền đạt võ nghệ. Sau đó ông thường tập hợp bạn bè để đi đánh cướp Phú Yên và các huyện xa. Tuy sống bằng nghề cướp bóc, nhưng Hưng vẫn được nhân dân địa phương quý mến, bởi vì ông và thuộc hạ không bao giờ khuấy phá đồng bào trong vùng. Thuộc hạ có đến vài mươi, song chưa hề có lời than vãn về hành tung của nhân dân trong huyện Tuy Viễn.
 
Là người có mưu lược nên việc nghiên cứu thăm dò hiện trường khi đã hoàn toàn vừa ý, Hưng mới khởi xướng "xuất hành". Trong đám cướp, Hưngông luôn luôn là tay roi cản hậu... Một hôm, Hưng tổ chức một vụ cướp lớn ở Phú Yên, khổ chủ giàu có lại biết võ nghệ và trong nhà gia nhân và lực điền đều có rèn luyện võ nghệ. Việc cướp diễn ra như ý muốn. Sau khi khống chế được gia chủ, gia nhân cùng trai tráng và chủ nhân đuổi theo bọn cướp. Gặp nhau ở giữa đồng. Hưng ở lại sau, bị 30 người bao vây. Đánh ngang ngọn roi, Hưng tạo thành một vòng tròn, càng lúc càng rộng ra. Rồi sử dụng thế roi "toàn phong tảo diệp", Hưng đánh văng roi một số đông trai tráng. Ỷ mình có "đôi miếng trong mình", nên khổ chủ vừa lăn vào đánh vừa đôn đốc một số còn lại nhào vô. Hưng nương tay đã nhiều lần, nhưng đối phương vẫn liều mạng bám sát. Trời gần sáng mà trận chiến vẫn chưa giải quyết xong, Hưng đành phải dùng tận lực đánh dữ dội để rút theo đồng bọn. Cuối cùng, khổ chủ trúng một roi, hộc máu chết tươi. Sau đó Hưng bị Tuần phủ Phú Yên hợp lực cùng Tuần Phủ Quy Nhơn cho truy nã gắt gao. Hưng đành bỏ nhà trốn lên tới tận [[An Khê]], [[Bình Định]] rồi gia nhập vào Tây Sơn.<ref name="ao">[http://www.baobinhdinh.com.vn/datnuoc-connguoi/2006/12/35871/ Chuyện tình của một vị tướng], Báo Bình Định</ref>
 
Trong khi tập luyện, ông đã gây chú ý cho các viên tướng chỉ huy như biểu diễn thuật cưỡi ngựa không yên cương, lên xuống ngựa đang chạy nhanh, nhất là môn bắn cung trên mình ngựa. Do đó chức vụ trong quân đội mỗi ngày một thăng và cuối cùng ông trở thành võ tướng phụ trách huấn luyện kỹ thuật đánh roi cho nghĩa binh.