Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiêu chuẩn kép”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Vuquy93 (thảo luận | đóng góp)
Thêm mới nội dung cho tiêu chuẩn kép
Thẻ: Thêm liên kết dưới Liên kết ngoài hoặc Tham khảo Thêm thẻ nowiki Soạn thảo trực quan
Vuquy93 (thảo luận | đóng góp)
n sửa chính tả
Dòng 3:
'''Tiêu chuẩn kép''' là việc áp dụng các bộ nguyên tắc khác nhau cho các tình huống về nguyên tắc là giống nhau<ref>{{Chú thích web|url=https://www.dictionary.com/browse/double-standard|tựa đề=Definition of double standard {{!}} Dictionary.com|website=www.dictionary.com|ngôn ngữ=en|ngày truy cập=2022-02-24}}</ref>. Tiêu chuẩn kép xảy ra khi hai hoặc nhiều người, nhóm, tổ chức, hoàn cảnh hoặc sự kiện có bản chất giống nhau nhưng được đối xử khác nhau mặc dù đáng ra, họ phải được đối xử theo cùng một cách. Trong cuốn ''The Double Standard: A Feminist Critique of Feminist Social Science,'' Margaret Eichler giải thích rằng, khi nói tới tiêu chuẩn kép là "ngụ ý rằng hai thứ giống nhau được đo lường bằng các tiêu chuẩn khác nhau"<ref>{{Chú thích sách|title=Double Standard: Feminist Critique of the Social Sciences|last=Eichler|first=Margaret|publisher=Croom Helm|year=1980|isbn=978-0856645365|location=London, U.K|pages=15}}</ref>.
 
Để gọi một sự nhìn nhận là tiêu chuẩn kép, ta có thể xem xetxét hành động ấy có áp dụng các nguyên tắc khác nhau cho các tình huống tương tự hay không. Tuy nhiên, cần phải phân biệt tiêu chuẩn kép và việc áp dụng hợp lệ các tiêu chuẩn khác nhau đối với các trường hợp chỉ có vẻ giống nhau. Để làm được điều này, ta xem xét một vài yếu tố của tình huống. Thứ nhất là sự giống và khác nhau về hoàn cảnh của các tình huống được đem ra so sánh. Thứ hai là vận dụng các hệ thống [[triết học]] hoặc niềm tin để xác định những nguyên tắc nào nên được áp dụng cho các trường hợp. Nếu thực tại [[Vật lý học|vật lý]] hoặc nghĩa vụ [[đạo đức]] là khác biệt, việc áp dụng các nguyên tắc khác nhau cho các tình huống là hợp lệ. Nhưng sau khi phân tích, không có sự thật, sự kiện hoặc nguyên tắc nào phân biệt các tình huống đó trong khi các nguyên tắc xử lý các tình huống ấy là khác nhau, thì cách xử lý ấy được gọi là tiêu chuẩn kép.
 
Nếu được xác định một cách chính xác, tiêu chuẩn kép sẽ bị xem là tiêu cực vì nó thường chỉ ra sự hiện diện của hành vi [[đạo đức giả]], [[thiên vị]] hoặc [[bất công]].