Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chúa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:Chúa Giêsu.jpg|nhỏ|338x338px|[[Giê-su|Chúa Giêsu]]]]
Nghĩa gốc của từ '''''chúa''''' là người làm chủ, có thể hiểu là người sở hữu, cai trị hoặc có quyền lực rất cao đối với một vùng đất đai, một cộng đồng dân cư (lãnh chúa), hoặc một tổ chức, một thiết chế nào đó. Trong khi ''chủ'' là âm Hán Việt tiêu chuẩn của chữ Hán [[:wikt:主|主]] thì ''chúa'' là âm Hán - Nôm. Nhìn chung có một số cách dùng thông dụng sau:
* Tước vị "chúa", dùng để chỉ người có quyền lực rất cao, sau "[[đế]]" và "[[Vương tước|vương]]" trong chế độ phong kiến. Ví dụ các [[chúa Trịnh]], [[chúa Bầu]], [[chúa Nguyễn]] thời Trịnh–Nguyễn phân tranh ([[thế kỷ 16]]–[[thế kỷ 18|18]] ở [[Việt Nam]]) hay các [[lãnh chúa]] (''lord'') ở [[châu Âu]] thời trung cổ. Bên cạnh đó, có các tước hiệu liên quan dành cho nữ giới như [[công chúa]], [[quận chúa]], [[huyện chúa]]... Từ "chúa" còn được dùng để chỉ người cai trị một đất nước, dù tước hiệu là "đế" hay "vương", ví dụ: [[Triệu Đà]] làm chúa đất Nam Hải (nước Nam Việt)... Ngày nay, tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tước hiệu "lord" vẫn được Nữ vương Anh phong tặng cho những người có công với đất nước theo đề nghị của Nội các, những người này nhóm họp lại thành "Viện của các Lãnh chúa" ([[Viện Quý tộc]]), thường được xem là Thượng Nghị viện.