Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Chúa”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
[[Tập tin:Chúa Giêsu.jpg|nhỏ|338x338px|[[Giê-su|Chúa Giêsu]]]]
Nghĩa gốc của từ '''''chúa''''' là người làm chủ, có thể hiểu là người sở hữu, cai trị hoặc có quyền lực rất cao đối với một vùng đất đai, một cộng đồng dân cư (lãnh chúa), hoặc một tổ chức, một thiết chế nào đó. Trong khi ''chủ'' là âm Hán Việt tiêu chuẩn của chữ Hán [[:wikt:主|主]] thì ''chúa'' là âm Hán - Nôm. Nhìn chung có một số cách dùng thông dụng sau:
* Tước vị "chúa", dùng để chỉ người có quyền lực rất cao, sau "[[đế]]" và "[[Vương tước|vương]]" trong chế độ phong kiến. Ví dụ các [[chúa Trịnh]], [[chúa Bầu]], [[chúa Nguyễn]] thời Trịnh–Nguyễn phân tranh ([[thế kỷ 16]]–[[thế kỷ 18|18]] ở [[Việt Nam]]) hay các [[lãnh chúa]] (''lord'') ở [[châu Âu]] thời trung cổ. Bên cạnh đó, có các tước hiệu liên quan dành cho nữ giới như [[công chúa]], [[quận chúa]], [[huyện chúa]], [[trạch chúa]], [[ông chúa]] ... Từ "chúa" còn được dùng để chỉ người cai trị một đất nước, dù tước hiệu là "đế" hay "vương", ví dụ: [[Triệu Đà]] làm chúa đất Nam Hải (nước Nam Việt)... Ngày nay, tại Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland tước hiệu "lord" vẫn được Nữ vương Anh phong tặng cho những người có công với đất nước theo đề nghị của Nội các, những người này nhóm họp lại thành "Viện của các Lãnh chúa" ([[Viện Quý tộc]]), thường được xem là Thượng Nghị viện.
* Danh xưng Chúa có thể được sử dụng như sự tôn vinh và đóng góp của người đó đối với nhà [[vua]], cũng như người dân vùng đất đó như [[Chúa thác bờ]].
* Trong tiếng Việt, các tín hữu [[Kitô giáo]] ([[Giáo hội Công giáo|Công giáo]], [[Chính thống giáo]] và [[Tin Lành]]) thường dùng từ ''Chúa'' (viết hoa) để chỉ về [[Thiên Chúa]] tối cao và duy nhất mà họ thờ phụng. Theo đó, từ ''Chúa'' có thể đề cập đến [[Thiên Chúa Ba Ngôi]] hoặc cách riêng đề cập đến [[Chúa Giê-su]], là Ngôi vị thứ hai trong Ba Ngôi. Các thuật từ ''Chúa'' và ''Thiên Chúa'' (hay ''Chúa Trời'') nhiều khi được dùng như những từ đồng nghĩa mặc dù nếu xét chặt chẽ hơn thì có thể phân biệt cách dùng giữa hai thuật từ này tương tự như cách dùng trong một số ngôn ngữ khác, ví dụ như: {{Script/Hebrew|אֲדֹנָי}} <small>''Adonai''</small> và {{Script/Hebrew|אלהים}} <small>''Elohim''</small> {{He icon}}, {{Script/Greek|Κύριος}} <small>''Kyrios''</small> và {{Script/Greek|Θεός}} <small>''Theos''</small> {{El icon}}, ''Dominus'' và ''Deus'' {{La icon}}, ''Lord'' và ''God'' {{En icon}}, v.v... Khi không nhấn mạnh đến sự khác biệt này, người ta thường dịch ''God'' (Thiên Chúa, [[Thượng đế]], thần linh duy nhất trong các tôn giáo độc thần) đơn giản là ''Chúa''.
Dòng 9:
**Chúa công: cách bề tôi xưng hô với vua hoặc với chủ của mình.
**Đức Chúa ông
**[[Ông chúa|Ông Chúa]]
**Bà chúa ([[Nữ vương|nữ Chúa]]) hay Chúa bà: người phụ nữ nổi bật như bà chúa thơ Nôm [[Hồ Xuân Hương]], hoặc có quyền lực như [[Nữ chúa Lakshmibai]]. Danh từ bà chúa cũng chỉ những người phụ nữ quyền lực được tôn thờ trong các [[tôn giáo]] như: [[Bà Chúa Kho (Hà Nội)|bà chúa kho]], [[Bà Chúa Xứ|bà chúa xứ]]. Danh từ xuất hiện trong tác phẩm [[nghệ thuật]] như [[bà chúa tuyết]].
**[[Ong chúa]]: ong cái có khả năng sinh sản, đứng đầu một tổ ong.