Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mạc Kính Điển”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Sửa đổi theo văm phong bách khoa
Dòng 45:
| chữ ký =
}}
''' Khiêm Vương''' '''Mạc Kính Điển''' ([[chữ Hán]]: 謙王 莫敬典; 1525? - [[1580]]), tự '''Kinh Phủ''', người hương Cao Đôi, huyện Bình Hà, Dương Kinh (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện [[Nam Sách]], tỉnh [[Hải Dương]]). Ông là con thứ ba của [[Mạc Thái Tông|Mạc Đăng Doanh]] (tức Vua [[Mạc Thái Tông]]), là đại công thần có công lớn trong việc gìn giữ cơ nghiệp [[nhà Mạc]], được nhà Mạc phong tước Khiêm vương.
 
== Tiểu sử ==
Mạc Kính Điển là người hương Cao Đôi, huyện Bình Hà, Dương Kinh (nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện [[Nam Sách]], tỉnh [[Hải Dương]]). Ông là con thứ ba của [[Mạc Thái Tông|Mạc Đăng Doanh]] (tức vua [[Mạc Thái Tông]]).
 
Mạc Kính Điển thuở nhỏ ốm yếu, dù vua Mạc cho đổi nhiều nhũ mẫu nhưng không kết quả. Gặp lúc vợ đại thần [[Phạm Quỳnh (nhà Mạc)|Phạm Quỳnh]] mới sinh, bèn gọi đến làm nhũ mẫu cho Kính Điển. Từ lúc có nhũ mẫu mới, Kính Điển mạnh khỏe khác hẳn trước. Bởi thế sau này Kính Điển rất sủng ái cha con Phạm Quỳnh và Phạm Dao.
Hàng 78 ⟶ 81:
 
==Nhận định==
Tài năng, đức độ của Mạc Kính Điển chẳng những khiến người trong triều Mạc tôn kính mà ngay phía đối phương cũng phải nể sợ. Cho dù nhà Mạc là kẻ thù không đội trời chung với [[nhà Lê trung hưng]], sách [[Đại Việt sử ký toàn thư|Đại Việt Sử ký Toàn thư]] do các sử gia nhà Lê soạn phải thừa nhận: ''"Kính Điển là người nhân hậu, dũng lược, thông minh, tài trí, nhạy bén, hiểu đời, từng trải nhiều gian nan nguy hiểm, cần lao, trung thành"''; sách [[Đại Việt thông sử]] của [[Lê Quý Đôn]] cũng ghi nhận: ''"Ông tiếp đãi quan liêu có lễ độ, đối với quân sĩ có ân nghĩa, từng trải qua biết bao sự gian hiểm, mà vẫn cần lao trung thành, thời bấy giờ tựa vào ông làm trọng. khi ông chết, lòng người trong nước đều dao động!"'' và ''"Kính Điển là người nhân hậu, linh mẫn, dũng cảm có thừa"''.
trong nước đều dao động!"'' và ''"Kính Điển là người nhân hậu, linh mẫn, dũng cảm có thừa"''.
 
Mặc dù trong những lần mang quân vào đánh Thanh Hoá, Mạc Kính Điển thường không thắng được quân nhà Lê nhưng tài chèo lái của ông với nhà Mạc trước nhiều cơn nguy biến và những cuộc chống trả thành công của ông trước những cuộc tấn công ra bắc của họ Trịnh khiến nhà Mạc vẫn đứng vững.