Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Diên Phước”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n Robot: Thay bản mẫu
Cheers!-bot (thảo luận | đóng góp)
n clean up
Dòng 1:
'''Diên Phước''' là tên một [[xã]] đồng bằng nằm ở phía Tây của huyện [[Diên Khánh]], cách [[thành cổ Diên Khánh]] khoảng 7km7 km về phía Tây.
 
== Vị trí địa lý ==
Bắc giáp [[sông Cái]], là ranh giới tự nhiên với xã [[Diên Lâm]], Nam giáp [[xã]] [[Diên Hòa]], Đông giáp [[xã]] [[Diên Lạc]], Tây giáp [[Diên Thọ]]. Đường tỉnh lộ 2 chạy từ Ngã ba Mã Xá (thị trấn [[Diên Khánh (thị trấn)|Diên Khánh]]) lên [[Đà Lạt]] chia xã làm hai phần, dài khoảng 2,5  km.
* '''Diện tích tự nhiên:''' 447,7 ha;
* '''Dân số:''' 5965 người. Dân cư phân bố đều trên toàn địa bàn xã, toàn bộ là là người Kinh.
Dòng 11:
== Văn hóa - xã hội ==
* '''Toàn xã có 4 trường gồm:''' Nguyễn Thái Học là trường trung học phổ thông; Nguyễn Huệ là trường Trung học cơ sở; Tiểu học Diên Phước và Trường Mầm non dân lập bán trú Diên Phước. Cả bốn trường đều được công nhận là trường chuẩn quốc gia.
* '''Các cơ quan, xí nghiệp đóng trên địa bàn xã gồm:''' Công ty cổ phần Giấy Rạng Đông; Bệnh viện chuyên khoa tâm thần tỉnh Khánh Hòa, Công ty thủy nông Cầu Đôi-Suối Dầu.
 
== Đình, Chùa, miếu mạo ==
* '''Có các chùa:''' Phước Lâm tọa lạc tại thôn Phước Tuy 2 đo Đại Đức Thích Thiện Thanh làm Giám Tự, chùa Phước Long cũng ở thôn Phước Tuy 2 do Đại Đức Thích Nhật Hiếu làm trụ trì. Chùa Phước An do Thượng Tọa Thích Thiện Sanh làm trụ trì, chùa Phước Duyên do Thây Thích Như Chuẩn làm Giám Tự, hai chùa này nằm trên địa bàn thôn Phước Tuy 1. Chùa Phước Lâm trước năm [[1975]] là cơ sở [[Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam|cách mạng]], luôn đồng hành cùng dân tộc trong hai cuộc [[kháng chiến chống Pháp]] và [[kháng chiến chống Mỹ cứu nước]]. Dưới tượng [[Phật]] trong chánh điện là hầm bí mật nuôi giấu cán bộ trong [[kháng chiến chống Mỹ cứu nước]].
 
Sau [[năm 2005]], Đại Đức Thích Thiện Thanh đã trùng tu và phá bỏ hầm này.
 
 
* '''[[Đình]]:''' có ba đình là Đình Phước Tuy, Đình An Đinh và Đình Phò Thiện.
*Đình Phước Tuy tọa lạc tại thôn Phước Tuy 2, trước ở khu đất có tục danh là Đất Cây da, xây dựng bằng vật liệu tạm là tranh tre. Trong kháng chiến chống Pháp đã bị đốt cháy. Năm 1959 được dời về xây dựng lại tại đầu bàu Đình. Đình có 13 sắc phong thần của các đời vua từ Minh Mạng tới Khải Định, thờ Thiên Y A Na Ngọc Diễn Phi thượng đẳng thần; Lang, Lại đại trướng quân; Đại Kình Nam Hải
* '''[[Miếu]]:''' có các Miếu Gò Găng và miếu Tư Văn.
Miếu Tư Văn (trước đây là [[Văn chỉ Phước Điền]]) tọa lạc tại thôn Phước Tuy 1,hiện đã trở thành phế tích( hiện nay là nhà ông Lê Tui, xóm Bàu Cỏ). Miếu Tư Văn trước đây là Văn chỉ Phước Điền được quan Bố chánh Ngô Văn Địch và Tri phủ Đặng Trọng Dật xây dựng vào năm Thiệu Trị thứ 6 (1846),tại ấp Phật Tỉnh xã Phú Ân (ở chỗ nay là Cây Da làng Phú Ân) làm nơi tế tự cho học giới phủ Diên Khánh, bước đầu che tạm bằng vật liệu thô sơ, chưa được lớn đẹp.
Năm Tự Đức thứ 6 (1853) quan Án sát Đỗ Thúc Tỉnh xem xét phong thủy, hội ý với quan Giáo thọ Trương Đức Lân, triệu tập văn thân huyện dời đền thờ về dựng ở ấp Thanh Tự, xã Phú Ân ( nay thuộc xã Diên An), do người trong tỉnh hạt đóng góp tiền của công sức xây dựng. Văn chỉ được xây dựng mới kiên cố, to đẹp, sau một năm thì hoàn thành (1854).