Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Sắc phong”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
clean up, general fixes using AWB
→‎Phong thần: Sửa chính tả, Sửa câu cú
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi qua ứng dụng di động Sửa đổi từ ứng dụng Android
Dòng 69:
Phần lớn các [[đình|đình làng]] của người Việt đều được các triều đại [[chế độ quân chủ|quân chủ]] nối tiếp nhau ban sắc phong. Đây là một loại cổ vật rất giá trị, tuy đã mất mát nhiều nhưng khối lượng còn lại đến nay khá lớn và thường được bảo tồn trong các kiến trúc tín ngưỡng của làng, xã. Các vị thần được phong tặng có thể là nhân vật lịch sử có công với nước, thường gọi là nhân thần và các thần linh trong tín ngưỡng dân gian như nhân vật huyền thoại, vật linh, các hiện tượng thiên nhiên. Nhân vật trên sắc phong thần cũng có thể là những người dân bình thường nhưng có công khai hoang lập làng, truyền dạy nghề thủ công hoặc có công đức với cộng đồng… gắn liền với lịch sử làng xã cổ truyền. Thậm chí có nhiều làng, người được sắc phong thần làm thành hoàng chỉ là một người rất bình thường, có khi còn là ăn mày, trộm cướp.
 
Các loại sắc phong dành cho [[thần]] đều truyền tải lại cho hậu thế các tư liệu quý giá và trung thực về [[tên]], [[tuổi]] và công lao của một số nhân vật lịch sử như quê quán, công trạng và xếp hạng (gồm ''NhấtThượng đẳng thần'', ''NhịTrung đẳng thần'' và ''TamHạ đẳng thần''), biểu thị sự tôn vinh của vương triều và cộng đồng cư dân với vị thần đó; nó chứa đựng một số thông tin có thể bổ sung thêm [[lịch sử]] và là một nguồn tư liệu quan trọng để nghiên cứu các [[tín ngưỡng dân gian]]. Qua sắc phong người ta có thể biết thêm những thông tin về hệ thống hành chính với những địa danh và [[đơn vị hành chính]] mang niên đại cụ thể. Đây là một loại cổ vật rất giá trị do có tính độc bản và là một nguồn tư liệu có giá trị về nhiều phương diện. Các sắc phong thần còn phản ánh quyền uy tối thượng của Nhà Vua, nó thể hiện rằng nhà vua là con trời xuống dân gian để cai quản con dân nên không chỉ trị vì muôn dân trong thế giới trần tục mà còn cai quản cả thế giới thần linh, kết hợp với các tín ngưỡng và đời sống tâm linh.
 
Giấy sắc phong thần còn là một sản phẩm đặc biệt của nghề làm giấy truyền thống Việt Nam, với những [[trang trí]] đặc trưng của mỗi thời kỳ lịch sử và của từng trung tâm sản xuất giấy sắc. Qua nghiên cứu chất liệu, kỹ thuật làm giấy cùng những hình tượng, đường nét trang trí có thể cung cấp những thông tin rất có giá trị. Hiện nay, nghề làm giấy sắc hầu như đã mai một, nên việc bảo tồn sắc phong cũng là một cách bảo tồn rất hữu hiệu những chứng tích cụ thể của nghề thủ công cổ truyền này.