Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Người hâm mộ”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 5:
==Trên thế giới==
Tôn thờ thần tượng quá mức trên khắp thế giới muôn hình vạn trạng nhưng lại là một hội chứng chung. Các nhà tâm lý cho rằng trong một xã hội mà các loại hình truyền thông phát triển, sự gần gũi với gia đình, cộng đồng bị giảm sút thì đối với nhiều người, người nổi tiếng đã dần thế chỗ người thân, hàng xóm và bạn bè. Giới chuyên gia phương Tây lo ngại việc trẻ em đang tôn thờ thần tượng theo hướng tiêu cực hơn là noi gương theo những điều tốt. Nhà tâm lý học Linda Sonna ở Mỹ nói tôn thờ thần tượng không phải là một hiện tượng mới. Cái mới ở đây là mức độ cảm xúc sâu hơn và đẩy những đứa trẻ vào hội chứng này ở độ tuổi ngày một nhỏ hơn.<ref>http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/487944/Fan-cuong-tren-the-gioi.html</ref>.
 
Người hâm mộ những ca sĩ chủ yếu là giới trẻ, xét về mặt giới tính đa số người đam mê thần tượng là [[nữ]], thần tượng được si mê đều là nam (Big Bang, Super Junoir, Bi Rain…), và trong cuộc khảo sát tại Trung Quốc năm 2011 thì trong số 10 thần tượng của thanh thiếu niên Trung Quốc chỉ có một người là nữ<ref>http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/488371/Sung-bai-than-tuong-lech-lac-nhan-cach.html</ref>.
 
Ở [[Hàn Quốc]], fan cuồng còn được gọi là ''sasaeng fan'', một lực lượng trẻ đông đảo. Các sasaeng fan cũng có sự cạnh tranh ngầm với nhau. Họ thường xuyên vào [[blog]] của nhau để kiểm tra xem sasaeng fan nào có nhiều [[ảnh]] độc về thần tượng hơn, hay góc chụp ảnh đẹp hơn. Sasaeng fan thường ngủ qua đêm tại [[vỉa hè]], [[phòng máy tính]]. Một số thậm chí trở thành người [[vô gia cư]] khi bỏ học, bỏ nhà lang thang theo bước chân thần tượng<ref>http://nld.com.vn/20120316032255736p1140c1192/phat-dien-voi-fan-cuong.htm</ref>.