Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia Cát Khác”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 13:
 
'''Gia Cát Khác''' (Phiên âm: Zhūgě Kè; [[203]] - [[253]]), tên tự là '''Nguyên Tốn''', là một tướng lĩnh và phụ chính đại thần của [[Đông Ngô]] trong thời kì [[Tam Quốc]] của [[lịch sử Trung Quốc]]. Ông là con trai [[Gia Cát Cẩn]] và là cháu của [[Gia Cát Lượng]] Thừa tướng [[nhà Thục Hán]]. Lúc nhỏ ông đã thông minh lanh lợi , giỏi có tài ăn nói, ứng đối hơn người, [[Tôn Quyền]] khen là “lam điền sinh ngọc”<ref>ý nói cậu không phải là người bình thường, mà giống như viên ngọc chưa được mài giũa đẽo gọt vậy</ref>. Ông kế nhiệm [[Lục Tốn]] sau khi ông này qua đời. Khi hoàng đế khai quốc của nhà Ngô là [[Tôn Quyền]] băng hà, Gia Cát Khác được chọn làm phụ chính đại thần cho con trai của Tôn Quyền là [[Tôn Lượng]], nhưng khoảng thời gian mà ông nhiếp chính lại là một thảm họa quân sự đối với nước Ngô vì ông không ngừng gây chiến với nhà [[Tào Ngụy]]. Năm 253, Gia Cát Khác bị sát hại và cả nhà bị giết trong cuộc chính biến giành quyền lực.
 
==Trong thời gian Tôn Quyền trị vì==
Sau khi hoàng đế khai quốc của nhà Ngô là Tôn Quyền chọn [[Tôn Đăng]] làm thái tử. Để gầy dựng uy tín và nâng cao năng lực cai trị cho thái tử, ông đã lựa chọn trong số con trai của các vị trọng thần và các vị quan lại trẻ tuổi những người có tài nhằm phò tá thái tử. Bốn người nổi bật nhất bao gồm Gia Cát Khác, con trai của [[Trương Chiêu]] là Trương Hưu(張休), cháu nội của [[Cố Ung]] là [[Cố Đàm]], và con trai của [[Trần Vũ]] là [[Trần Biểu]]. Tôn Đăng đối đãi với họ nhưng bằng hữu chứ không như thuộc hạ, và cả bốn người đã cùng lớn lên bên nhau đồng thời giữ vai trò quân sư cho Tôn Đăng. Khi Tôn Đăng hỏi Hồ Tông (胡綜) nhận định thế nào về bốn vị quân sư này, ông đã viết một phong thư phúc đáp rằng Gia Cát Khác có tài trí hơn người, là bậc nhân tài hiếm cố so với những người cùng trang lứa. Tuy nhận định này của Hồ Tông rất chính xác, nhưng Gia Cát Khác lại mặc một khuyến điểm rất lớn chính là sự thiếu cận trọng khi hành sự. Ngay cả cha ông là Gia Cát Cẩn và chú ông là Gia Cát Lượng đã không ít quở trách về khuyết điểm này. Gia Cát Cẩn đã từng nhận xét rằng: "Đứa trẻ này có thể sẽ làm rạng rõ Gia Cát thị nhưng cũng có thể sẽ mang tới tại họa cho cả gia tộc".
 
== Câu chuyện đặt tên lừa ==