Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Gia Cát Khác”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Dòng 17:
Sau khi hoàng đế khai quốc của nhà Ngô là Tôn Quyền chọn [[Tôn Đăng]] làm thái tử. Để gầy dựng uy tín và nâng cao năng lực cai trị cho thái tử, ông đã lựa chọn trong số con trai của các vị trọng thần và các vị quan lại trẻ tuổi những người có tài nhằm phò tá thái tử. Bốn người nổi bật nhất bao gồm Gia Cát Khác, con trai của [[Trương Chiêu]] là Trương Hưu (張休), cháu nội của [[Cố Ung]] là [[Cố Đàm]], và con trai của [[Trần Vũ]] là [[Trần Biểu]]. Tôn Đăng đối đãi với họ nhưng bằng hữu chứ không như thuộc hạ, và cả bốn người đã cùng lớn lên bên nhau đồng thời giữ vai trò quân sư cho Tôn Đăng. Khi Tôn Đăng hỏi Hồ Tông (胡綜) nhận định thế nào về bốn vị quân sư này, ông đã viết một phong thư phúc đáp rằng Gia Cát Khác có tài trí hơn người, là bậc nhân tài hiếm cố so với những người cùng trang lứa. Tuy nhận định này của Hồ Tông rất chính xác, nhưng Gia Cát Khác lại mặc một khuyến điểm rất lớn chính là sự thiếu cận trọng khi hành sự. Ngay cả cha ông là Gia Cát Cẩn và chú ông là Gia Cát Lượng đã không ít lần quở trách về khuyết điểm này. Gia Cát Cẩn đã từng nhận xét rằng: "Đứa trẻ này có thể sẽ làm rạng rỡ Gia Cát thị nhưng cũng có thể sẽ mang tới tại họa cho cả gia tộc".
 
Năm 234, ông đảm nhiệm chức vụ chỉ huy cấm quân bảo vệ kinh sư, ông đã dâng tấu lên Tôn Quyền kế sách trấn áp người [[Bách Việt]] ở quận trọng điểm Đơn Dương (ngày nay là [[Tuyên Thành]], [[An Huy]]) vì người Bách Việt không những không quy thuận sự cai trị của nhà Ngô mà còn nổi dậy cướp phá các khu vực của người Hán. Kế sách này đã bị các lão thần trong triều và cả cha ông là Gia Cát Cẩn phản đối vì quá mạo hiểm và tốn kém. Tuy nhiên, Gia Cát Khác hết sức tin tưởng vào kế sách này và tính khả thi của nó. Vì vậy Tôn Quyền đã phong cho ông là Thái thú Đơn Dương đồng thời cho ông toàn quyền hành sự. Khi ông đến nơi, ông đã ra lệnh cho bốn quận xung quanh phải kiên thủ thành trì, đồng thời không được giao tranh với người Bách Việt, kế đến là đợi khi lúclúa chín thì nhanh chóng thua hoạch và tập trung lại một chỗ để tránh sự cướp phá của người Bách Việt. Người Bách Việt nhanh chóng rơi vào tình cảnh thiếu lương thực, rồi cuối cùng quy hàng triều đình nhà Ngô; ông đã đối đãi với họ rất hậu. Năm 237, Đơn Dương hoàn toàn nằm dưới sự kiểm soát của nước Ngô và trở thành quận trọng điểm về cung cấp binh sỹ và lương thực cho quân đội nước Ngô. Tôn Quyền vô cùng hài lòng và đã phong cho ông tước hầu.
 
Năm 243, Gia Cát Khác lên kế hoạch tấn công thành Thọ Xuân của Tào Ngụy, và ra lệnh cho binh sỹ trong tư thế sẵn sàng công thành bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, khi biết tin danh tướng của Ngụy là [[Tư Mã Ý]] đã mang viện binh đến Thọ Xuân và chuẩn bị giao tranh với quân Ngô, Tôn Quyền đã ra lệnh cho Gia Cát Khác phải lập tức lui binh để tránh thiệt hại cho quân Ngô vì Tư Mã Ý là một lão tướng dày dặn kinh nghiệm trận mạc. Từ lúc đó trở đi, danh tiếng của Gia Cát Khác ngày một lớn hơn vì ông dám đối đầu với một danh tướng như Tư Mã Ý. Tuy nhiên, Lục Tốn lại rất bất an vì sự lỗ mãn của Gia Cát Khác nên đã viết thư khiển trách ông. Ông đã viết thư nhận lỗi với Lục Tốn vì ông hiểu được vị trí hiện tại của ông so với uy vọng của một lão thần như Lục Tốn là không đáng kể. Năm 245, sau khi Lục Tốn qua đời, Tôn Quyền đã lệnh cho ông lên thay vị trí của Lục Tốn ở Vũ Xương (ngày nay là [[Ngạc Châu]], [[Hồ Bắc]]).