Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thất nghiệp”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Abaghu (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Abaghu (thảo luận | đóng góp)
Thẻ: Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động
Dòng 30:
Theo một số quan điểm, rằng người lao động nhiều khi phải chọn công việc [[thu nhập (định hướng)|thu nhập]] thấp (trong khi tìm công việc phù hợp) bởi các lợi ích của [[bảo hiểm]] xã hội chỉ cung cấp cho những ai có quá trình làm việc trước đó. Về phía người sử dụng lao động thì sử dụng tình trạng thất nghiệp để gây sức ép với những người làm công cho mình (như không cải thiện [[môi trường]] làm việc, áp đặt [[năng suất]] cao, trả [[Tiền lương|lương]] thấp, hạn chế cơ hội thăng tiến...).
 
Cái giá khác của thất nghiệp còn là, khi thiếu các nguồn [[tài chính]] và phúc lợi [[xã hội]], cá nhân buộc phải làm những công việc không phù hợp với trình độ, năng lực. Như vậy thất nghiệp gây ra tình trạng làm việc dưới khả năng. Với ý nghĩa này, thì trợ cấp thất nghiệp là cần thiết.
 
Những thiệt thòi khi mất việc dẫn đến [[trầm uất]], suy yếu ảnh hưởng của [[công đoàn]], [[công nhân]] lao động vất vả hơn, chấp nhận thù lao ít ỏi hơn và sau cùng là chủ nghĩa bảo hộ việc làm. Chủ nghĩa này đặt ra những rào cản với người muốn gia nhập công việc, hạn chế di dân, và hạn chế [[cạnh tranh]] quốc tế. Cuối cùng, tình trạng thất nghiệp sẽ khiến cán cân đàm phán điều kiện lao động nghiêng về giới chủ, tăng chi phí khi rời công việc và giảm các lợi ích của việc tìm cơ hội thu nhập khác.