Khác biệt giữa bản sửa đổi của “T-34”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Yonai (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1:
{{trung lập}}
[[Hình:T34 2.jpg|phải|nhỏ|Xe tăng T-34/76 năm 1941]]
[[Hình:Russian T-34.jpg|phải|nhỏ|Xe tăng T-34/85 trong bảo tàng]]
Hàng 9 ⟶ 10:
:''Trọng lượng:'' 32 tấn.
 
'''Xe tăng T – 34''' là [[xe tăng]] được đánh giá là loại tốt nhất trong [[đại chiến thế giới lần thứ hai]]{{fact}}, nó được phát triển bởi người Nga ([[Liên Xô]]) trước và trong Chiến tranh từ năm [[1940]] đến năm [[1958]]. T – 34 đã cách mạng hoá cách thức thiết kế và chế tạo xe tăng trên thế giới{{fact}}. Nó là một trong những loại xe tăng có sự phối hợp tốt nhất giữa tính năng bảo vệ, tính cơ động, hoả lực và độ tin cậy của xe. {{fact}}T – 34 cũng là một trong những mẫu thiết kế có thời hạn phục vụ lâu nhất, một số chiếc hiện vẫn còn được sử dụng. Loại xe này được [[Liên Xô]] sản xuất để hạ gục xe tăng [[xe tăng Tiger|Tiger]] của [[Đức]]{{fact}}. Thiết kế của T – 34 đã phối hợp được những phát triển từ cả của người Mỹ và cả người Đức{{fact}}. Năm [[1931]], người Nga mua hai chiếc xe tăng [[Christie]] của Mỹ. [[Hệ thống treo]] của chiếc Christie được hợp nhất vào xe T – 34. Thông thường, nó được lắp [[động cơ diesel]] kiểu chữ V 500 sức ngựa được phát triển từ động cơ diesel của BMW.
[[hình:Tali-Ihantala.jpg|nhỏ|200px|Binh sĩ [[Phần Lan]] tiêu diệt xe T-34 [[Liên Xô]] trong trận Tali-Ihantala]]
 
Nguyên mẫu đầu tiên của T – 34 được hoàn thành vào đầu năm [[1939]]. [[Tháng 9]] năm [[1940]], T – 34 được đưa vào sản xuất và được trang bị pháo 76 mm. T – 34 được đưa vào sử dụng trước khi những thử nghiệm chính thức được hoàn thành. Nó được chế tạo tại nhiều nhà máy khác nhau và số lượng T – 34 được sản xuất là lớn nhất so với tất cả các loại tăng khác trong Chiến tranh thế giới thứ hai.
 
T – 34 là loại tăng rất tù túng, nó bị đánh giá kém về mức độ tiện nghi cho kíp chiến đấu bốn người. T – 34 cũng bị coi là quá ồn và có thể bị phát hiện từ khoảng cách 450 đến 500m, vì vậy lính Đức có được những cảnh báo sớm về vị trí của xe. Giá trị cao nhất của T – 34 là sự thiết kế đơn giản giúp việc chế tạo rất dễ dàng và dễ sửa chữa. Trong chiến tranh thế giới thứ hai đã ghi nhận nhiều trường hợp xe tăng T – 34 bị bắn bay mất tháo pháo đã dễ đàng được sửa chữa trong điều kiện dã chiến, lắp tháp pháo mới và lại tham gia chiến đấu. Xe cũng khá nhẹ và động cơ làm mát bằng nước làm tăng độ tin cậy của động cơ cũng như tăng khoảng cách hoạt động của xe. Tốc độ của T – 34 cũng là một lợi thế chính yếu so với các xe tăng Đức: Tốc độ tối đa trung bình của các xe tăng Đức là 25 dặm (khảng 40 km)/giờ trong khi tốc độ tối đa của T – 34 là 32 dặm (khoảng 50 km)/giờ{{fact}}. Vỏ thép nghiêng cũng giúp cho T – 34 có được sự bảo vệ tốt chống lại đạn pháo Đức.
 
Ưu điểm lớn nhất của xe T – 34 chính là tính rất dễ sản xuất của nó: Liên Xô có thể chịu đựng được mức tổn thất lớn của T – 34 trên chiến trường vì hệ thống nhà máy của họ cho phép sản xuất ra rất nhanh hàng nghìn chiếc khác. Trong khi các nhà máy của Đức bị quân đồng minh ném bom, các nhà máy T – 34 nằm sâu sau [[dãy Ural]] nơi không bị ảnh hưởng của các cuộc ném bom của không quân Đức và có thể tăng công suất sản xuất hỗ trợ cho nhau để bù cho số bị thiếu hụt khi một nhà máy gặp vấn đề. Do không quân Đồng Minh ném bom phá hủy rất nhiều nhà máy quân sự của Đức từ năm 1942 nên số thời gian phía Đức cần để sản xuất 1 xe tăng Tiger thì phía Liên Xô có thể sản xuất 7-8 xe T – 34. Dó đó trong chiến trận phía Đức phải tiêu diệt được 7-8 xe tăng Nga với mức tổn thất 1 xe tăng Tiger của mình thì mới có cơ hội thay đổi được so sánh lực lượng có lợi về phía mình, tỷ lệ này phía Đức không thể nào có thể đạt được. Thành phố Cheliabinsk (''Челябинск'') tại vùng núi Ural Nga là nơi sản xuất chính loại xe tăng này nhiều đến nỗi thành phố này được gọi là Tankograd (''танкоград'') – thành phố xe tăng.