Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Lý Tự Thành”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Hồi sửa về bản sửa đổi 65829365 của Tocdoso1Bot (talk)
Thẻ: Twinkle Lùi sửa
GiaTranBot (thảo luận | đóng góp)
n (via JWB)
Dòng 81:
Quân Lý Tự Thành tràn đầy phố phường từ đầu này sang đầu khác. Vài trăm người ruổi ngựa chạy thẳng vào Tử Cấm Thành. Vì sợ hãi, dân chúng ai nấy đều bày hương án để bái vọng. Những chữ Thuận hay Thuận Thiên Vương, Vĩnh Xương nguyên niên tân quân vạn tuế… được viết dán đầy cánh cửa. Nhiều người viết hai chữ Thuận dân (bầy tôi triều Thuận) dán trên trán.Khi mới vào Bắc Kinh, Lý Tự Thành và các viên chức cao cấp cũng cố gắng quản lý binh sĩ không cho nhũng nhiễu dân chúng, nhưng một thời gian ngắn sau vì họ phải đối phó với nhiều nguy cơ khác nhau từ nhiều phía, mặt khác không dám làm mạnh sợ binh lính nổi loạn nên đành nhắm mắt làm ngơ cho thủ hạ cướp bóc.
 
Ngày 20 tháng 3 năm Giáp Thân (26 tháng 4 năm 1644) tức hôm sau ngày Lý Tự Thành vào Bắc Kinh, Sấm Vương ra thông cáo kêu gọi các quan nhà Minh đến thiết triều vào ngày 21, nếu ai muốn làm quan với triều Thuận thì làm, còn không thì cho về quê. Sáng sớm hôm sau, khoảng hơn 3.000 quan lại cũ tụ tập tại cửa ÐôngĐông Hoa nhưng bị đối đãi rất tệ hại, lùa tất cả qua cửa Thừa Thiên. Lý Tự Thành không xuất hiện và quan lại nhà Minh được lệnh tái trình diện vào ngày 23 tháng 3.
 
Hai hôm sau, tất cả bị tập trung cùng với một số quan lại bị Sấm Vương bắt từ trước, đứng đợi trong nhiều giờ. Mãi tới chiều tối hôm đó, Lý Tự Thành mới bước ra nghe tuyên đọc tên từng người, mỗi người một bản cáo trạng dài. Trong số hơn 3.000 người đó, quân sư Ngưu Kim Tinh chọn ra 92 người trong đó có Chu Chung (周鍾), một danh thần của nhà Minh, để phục vụ cho triều đình mới, một danh sĩ khác là Trần Danh Hạ (陳名夏) cũng được phục chức và Hàn Lâm Viện được tái lập dưới cái tên mới là Hoằng Văn Quán (弘文館). Những người còn lại được áp tải trở ra giam ở ngoài Tử Cấm Thành. Khi nhìn đám quan lại phủ phục trước mắt, Lý Tự Thành khinh miệt thành phần quan lại của Minh triều, nay lại quay sang xu nịnh chủ mới. Ông nói trắng ra rằng ''"những kẻ không dám tận trung tận hiếu với cựu triều thì mong gì có thể phục vụ tân triều hết lòng hết sức được”'' và ''"một triều đình đầy rẫy những kẻ vô liêm sỉ thế kia thì làm sao mà không loạn?”''
Dòng 91:
Lý Tự Thành đã bắt cha và gia quyến của Ngô Tam Quế để uy hiếp ông ta. Ngô Tam Quế kéo quân về Bắc Kinh cứu viện đến nửa đường thì nhận tin cấp báo: thành Bắc Kinh đã bị loạn quân Lý Tự Thành chiếm, Sùng Trinh Hoàng đế chạy đến núi Môi Sơn tuẫn tiết. Quan trọng hơn cả là ái thiếp [[Trần Viên Viên]] đã bị Lưu Tông Mẫn, một viên Tướng của Lý Tự Thành bắt giữ. Ngô Tam Quế nổi giận, liền quay về Sơn Hải Quan.
 
Trong một tháng sau đó, Lý Tự Thành liên tiếp sai nhiều đạo quân lên đánh Ngô Tam Quế, phần lớn là những tướng lãnh và quân đội cũ của nhà Minh mới thu nhận. ÐườngĐường Thông bị Ngô Tam Quế đánh bại đầu tháng 4 rồi sau đó Bạch Quảng Ân lên hợp lực cũng không thành công (cả hai đều là tướng cũ nhà Minh). Ngô Tam Quế nhân đà thắng toan điều đình với Sấm Vương để ngừng chiến với điều kiện Lý Tự Thành trao lại cho y thái tử [[Chu Tử Lãng]] của vua Sùng Trinh hiện đang trong tay Thuận quân nhưng khi đó Lý Tự Thành đã chuẩn bị đích thân tiến đánh Sơn Hải Quan nên việc không thành.
 
Lực lượng trong tay Lý Tự Thành khi đó vào khoảng 6 vạn quân. Ngô Tam Quế cho người sang liên lạc với chú và các người thân đang làm việc cho triều đình Mãn Châu ở Thịnh Kinh để liên minh chống Lý Tự Thành. Ngày 15 tháng 4 (20-05-1644), Ngô Tam Quế sai hai tuỳ tướng là Dương Thân (楊珅) và Quách Vân Long (郭雲龍) đến trại quân Thanh, mang bức thư gửi vua Thanh:
:''Tiểu tướng đã ngưỡng mộ ân đức của Bắc Triều từ lâu, hiềm vì theo kinh Xuân Thu, thần tử không được vượt biên ải nên trước nay chưa hề qua lại. Bệ Hạ chắc cũng biết phận bề tôi phải tận trung. ÐếnĐến nay vì Ninh Viễn hẻo lánh nên quốc quân ra lệnh bỏ về trấn đóng ở Sơn Hải Quan, cốt để củng cố mặt đông và bảo vệ kinh thành.''
:''Ngờ đâu bọn lưu khấu nổi lên lật đổ hoàng đế. Làm sao một bọn tiểu tặc ô hợp như thế lại có thể làm được chuyện này? Ấy chỉ vì tiên đế bất hạnh nên kinh sư lỏng lẻo, lại thêm một bọn phản thần mở cửa đón giặc vào nên tông miếu mới ra tro.''
 
Dòng 103:
Ngày 26 tháng 4 năm Giáp Thân (31-5-1644), Lý Tự Thành về đến kinh đô lại cướp phá tất cả các công đường và quan lại. Trong cơn tuyệt vọng sau cùng, Lý Tự Thành quyết định lên ngôi hoàng đế. Một buổi đăng quang tổ chức vội vã ngày 29 tháng 4 (3/6/1644) trong khi thuộc hạ được lệnh chuẩn bị bỏ chạy. Ngày hôm sau Lý Tự Thành cho đốt cung điện rồi cưỡi ngựa kéo quân ra cửa tây, để lại kinh thành khói lửa ngất trời. Tổng cộng Sấm Vương chiếm đóng Bắc Kinh được 42 ngày và làm hoàng đế chưa đầy một buổi.
 
Người dân Bắc Kinh chờ đón Ngô Tam Quế như một cứu tinh để tái lập nhà Minh. Sáng sớm ngày 1/5 âm lịch (tức 5/6/1644), các bô lão và quan viên trong thành Bắc Kinh đều ra khỏi thành 20 dặm để nghênh đón. Khi đại quân đến thì họ đưa ra một người để hướng dẫn vào kinh đô. Thế nhưng người cầm đầu đoàn quân đến tiếp thu kinh thành lại là [[Đa Nhĩ Cổn]], Duệ Thân Vương người Mãn Châu. ÐámĐám đông ai nấy đều ngơ ngác, có người lại cho rằng đây có lẽ là hậu duệ của vua [[Minh Anh Tông]] (vua nhà Minh trước đây bị quân Mông Cổ bắt ra ngoài quan ải) nhưng không ai dám lên tiếng. Sau đó Đa Nhĩ Cổn tiến vào điện Võ Anh, ra lệnh cho Lý Minh Duệ (李明睿) làm thị lang bộ Lễ để chuẩn bị công việc an táng cho [[Minh Tư Tông]], đồng thời ra tuyên cáo chiêu an dân chúng, hứa sẽ tha cho bất cứ ai quy thuận và chịu cạo đầu, dóc tóc theo kiểu người Mãn Châu, những ai chống lại sẽ bị tận diệt.
 
Tàn quân của Lý Tự Thành bị Ngô Tam Quế và quân Thanh truy đuổi ráo riết, tiếp tục kháng cự yếu dần tại các khu vực Hà Nam, Sơn Tây và Thiểm Tây. Đến khoảng tháng 4-1645, trong lúc Lý Tự Thành đang quan sát địa hình trên núi Cửu Cung, huyện Thông Sơn, tỉnh Hồ Bắc thì bị nhóm vũ trang tập kích giết chết vào năm ông 39 tuổi.