Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thống kê Bose–Einstein”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Add 1 book for Wikipedia:Thông tin kiểm chứng được (20210205)) #IABot (v2.0.8) (GreenC bot
Tính năng gợi ý liên kết: 2 liên kết được thêm.
Dòng 1:
'''Thống kê Bose–Einstein''' là lý thuyết thống kê miêu tả [[cơ học lượng tử|hệ lượng tử]] trong đó không giới hạn số các hạt phân bố trên cùng một mức năng lượng. Cách miêu tả này áp dụng khi hệ có [[hàm sóng]] đối xứng. Điều này tương ứng với trường hợp khi hạt có [[spin]] nguyên.<ref>McGraw-Hill Concise Encyclopedia of Physics. © 2002 by The McGraw-Hill Companies, Inc.</ref>
 
Thống kê Bose–Einstein miêu tả tập hợp các hạt không phân biệt được không tương tác với nhau ở vào một lớp các [[mức năng lượng|trạng thái năng lượng]] rời rạc khác nhau ở [[cân bằng nhiệt động]]. Sự tập trung các hạt trong cùng trạng thái, một đặc trưng của các hạt tuân theo '''thống kê B-E''', lý giải cho nguyên lý hoạt động của [[laser]] và sự chảy không [[ma sát]] của [[heli siêu lỏng]]. [[Satyendra Nath Bose]] đã phát triển lý thuyết thống kê này vào năm 1924-1925, người đã nhận ra tập hợp hạt [[photon]] có thể miêu tả theo cách này. Ý tưởng này được [[Albert Einstein]] ủng hộ và mở rộng ra đối với các hạt có khối lượng và spin nguyên. Sự mở rộng này đưa hai ông đi đến tiên đoán sự tồn tại của [[ngưng tụ Bose-Einstein]] mà 70 năm sau thực nghiệm mới chứng minh được sự tồn tại của chúng.<ref name="Britanica">{{chú thích web|title=Bose-Einstein statistics|url=http://www.britannica.com/EBchecked/topic/74643/Bose-Einstein-statistics|publisher=Britanica|year=2004}}</ref>
 
Thống kê Bose–Einstein chỉ áp dụng cho các hạt không bị giới hạn ở vị trí chiếm giữ trong một trạng thái, hay các hạt không tuân theo [[nguyên lý loại trừ Pauli]]. Những hạt này được các [[nhà vật lý]] gọi chung là các [[boson]]. Trong thống kê này phần lớn tương tác giữa các hạt bị bỏ qua.<ref name="Britanica"/>
 
Ngược lại với thống kê này là [[thống kê Fermi-Dirac]], áp dụng cho các hạt spin bán nguyên và không phân biệt được, chúng tuân theo nguyên lý loại trừ Pauli.