Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào”

Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 29:
'''Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào''' ({{lang-lo|ພັກປະຊາຊົນປະຕິວັດລາວ ຄະນະຈັດຕັ້ງສູນກາງພັກ}}) là cơ quan trực thuộc Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào; là một cơ quan chuyên môn tham mưu cho Trung ương Đảng, làm đầu mối thông tin với Trung ương Đảng, nhất là Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Ban Bí thư Trung ương Đảng và Chính phủ với trách nhiệm nghiên cứu chủ trương, kế hoạch, chính sách về công tác tổ chức đảng, xây dựng đảng và công tác cán bộ trong hệ thống chính trị.
==Lịch sử==
===1955-1957===
Ngày 22/3/1955, [[Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào I|Đại hội]] những người cộng sản Lào được tổ chức. Đại hội đã quyết định thành lập Đảng Nhân dân Lào, một chính đảng cộng sản, của giai cấp vô sản Lào. Đại hội đã bầu ra Ban Chỉ đạo Trung ương Đảng, sau đó tại Hội nghị lần thứ nhất Trung ương Đảng, bầu [[Kaysone Phomvihane]] làm Tổng bí thư Trung ương Đảng và đồng thời cũng là Bí thư Quân ủy Trung ương phụ trách trực tiếp công tác xây dựng đảng.
 
Tại Hội nghị lần thứ hai Trung ương Đảng (25/3/1955), Trung ương Đảng đã thống nhất thành lập cơ cấu tổ chức để xây dựng cán bộ có tên là: "Ban Cán bộ Toàn quốc" (ຫ້ອງການພະ ນັກງານທົ່ວປະເທດ). [[Khamseng Sivilai]], ủy viên Ban Chỉ đạo Trung ương Đảng, được cử làm trưởng ban. Thành viên ban đầu của Ban gồm 13 người. Việc thành lập ban tham mưu cho thấy đảng đã quan tâm đến tổ chức là bộ máy vì trực tiếp làm công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, còn các tổ chức khác thì thành lập sau. Bởi vì đảng là một chính đảng, cho nên cấu trúc chính đảng phải có lý luận của đảng, phải có đảng viên, muốn một chính đảng vững mạnh phải có đường lối đúng đắn, đảng viên của đảng đó phải tuân theo đường lối của đảng.
 
Về mặt hành chính do [[Đảng Nhân dân Cách mạng Lào|Đảng Nhân dân Lào]] hoạt động trong bí mật, do đó Ban Cán bộ Toàn quốc là cơ quan trực thuộc Neo Lao Hak Sat ([[Pathet Lào|Mặt trận Lào Yêu nước]]) do hoàng thân [[Souphanouvong]] làm chủ tịch, Kaysone Phomvihane là Phó chủ tịch. Nhưng thực tế Đảng Nhân dân Lào lãnh đạo trên thực tế của Mặt trận.
 
Chức năng chính của Ban Cán bộ trong giai đoạn này là tổ chức đào tạo, lựa chọn những đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương đủ tiêu chuẩn chuyển sang Đảng Nhân dân Lào; Điều tra việc thành lập các tổ chức quần chúng, việc thành lập lực lượng an ninh và chuẩn bị Lực lượng hỗn hợp đầu tiên của Lào; Xây dựng các đảng bộ vững mạnh về mọi mặt, chỉ trong 2 năm (1955-1957) đã mở rộng đảng viên từ 400 lên 4,500 người, với tổng số 578 đảng bộ ở 12 tỉnh (cả nước). Các lực lượng này là nguồn lãnh đạo chính trong cuộc chiến chống lại sự phá hoại [[Hiệp định Genève, 1954|Hiệp định Genève]] sau này.
===1958-1975===
Giai đoạn này lực lượng Hoàng gia Lào và quân đồng minh đàn áp dã man quá trình cách mạng, lật đổ chính phủ liên hiệp, bao vây [[Lịch sử Lào (sau năm 1945)#Sau hội nghị Geneva (1954-1960)|Tiểu đoàn 2 Pathet Lào]], bắt giam các nhà lãnh đạo cách mạng.
 
Tình hình có nhiều biển đổi, ảnh hưởng tiêu cực đến cách mạng. Tháng 6/1960, [[Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào|Ban Chấp hành Trung ương Đảng]] (đổi tên từ Ban Chỉ đạo Trung ương Đảng từ tháng 6/1959) đã ban hành 4 nghị quyết, ngoài việc xác định những nhiệm vụ cụ thể của cách mạng còn xác định công tác chỉnh đốn và đổi mới đảng là nhiệm vụ cấp bách. Vì vậy, tháng 7 năm 1961, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đồng ý chuyển "Ban Chỉ đạo Tổ chức Trung ương" (ຫ້ອງການຈັດຕັ້ງສູນກາງ) về Khang Khai, tỉnh [[Xiengkhuang|Xiêng Khoảng]].
 
Năm 1962, mở lớp bồi dưỡng tổ chức đầu tiên cho đội ngũ cán bộ làm công tác tổ chức trong cả nước, làm nhiệm vụ chấn chỉnh, xây dựng lại các tổ chức đảng trong cả nước. Tháng 11 năm 1962, đổi tên thành "Ban chỉ đạo tổ chức Trung ương Đảng" và chuyển về Bản Xiêng, huyện [[Viengxay|Viêngxay]], tỉnh [[Huaphanh]] để tiếp tục công tác hoàn thiện Đảng và đội ngũ cán bộ. Đến năm 1965, chuyển về Bản Long Kou, huyện Viêng Chăn.
 
Sau năm 1960, bắt đầu có chủ tịch khu, chủ tịch mặt trận, tỉnh trưởng, thống đốc... để lãnh đạo và công tác phù hợp với giai đoạn tiến trình cách mạng, yêu cầu nhiệm vụ chính trị trong thời kỳ đã thiết lập Đảng bộ có các đảng bộ, thành uỷ, huyện uỷ, tỉnh uỷ.
 
Để đáp ứng đường lối đấu tranh của Đảng và tiếp tục củng cố Đảng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã thực hiện nhiệm vụ chính trị theo đúng vai trò, quyền hạn và nhiệm vụ của mình, nhằm thực hiện các chủ trương của tổ chức về công tác cán bộ của Đảng qua các thời kỳ:
* Năm 1967, Nghiên cứu đề ra phương châm xây dựng đảng 3 tốt 4 biết (3 tốt: học tốt, đoàn kết tốt, sông tốt, 4 biết: biết xây dựng kế hoạch, biết lãnh đạo các đoàn thể và chính quyền, biết tổ chức lực lượng bảo vệ và lãnh đạo công tác, biết nâng cao năng lực xây dựng đảng của đơn vị mình)
* Năm 1968, đề ra phương châm: “Ra sức xây dựng vùng giải phóng thành một quốc gia độc lập, tự chủ”. Đồng thời, tổng kết những bài học kinh nghiệm trong đời sống chính trị của toàn đảng, toàn quân và toàn dân.
* Năm 1973, rút ra bài học kinh nghiệm từ Đại hội lần thứ hai của Đảng là nâng số đảng viên lên 25%, nâng cao trình độ hiểu biết của Đảng lên 60%, đồng thời có kế hoạch tạo nguồn cán bộ chủ chốt để chuẩn bị nhiệm vụ bảo vệ và phát triển đất nước lên xã hội chủ nghĩa.
===1975-1990===
Sau khi Đảng Nhân dân Cách mạng Lào hoàn thành công cuộc cách mạng ở toàn quốc. Tháng 12 năm 1976, Ban chuyển về [[Viêng Chăn|Thủ đô Viêng Chăn]] và đổi tên thành "Ban Tổ chức Trung ương Đảng".
 
Trong thời gian này ban hành các chủ trương nhiệm vụ sau:
* Năm 1977, ghi nhận tình hình khó khăn nhất trong bối cảnh đảng cầm quyền, cần phải nâng cấp sự lãnh đạo của đảng. Chú trọng đào tạo các loại cán bộ, ban tổ chức phải giải quyết nhiều vấn đề, nhất là lý lịch chi tiết của đảng viên, cán bộ. Đề ra phương châm: “Dân là nòng cốt, đảng là trung tâm”. Hội nghị cũng thảo luận các chính sách đối với phe đối lập, tổ chức lại bộ máy nhà nước, kêu gọi nhân dân thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược là bảo vệ và xây dựng đất nước.
* Năm 1983, được đánh dấu bằng khẩu hiệu "tiến bộ xã hội chủ nghĩa", nhấn mạnh vào xây dựng đảng và xây dựng nhà nước.
* Năm 1987, nhấn mạnh sáu nguyên tắc của Đảng: kiên quyết tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đảng theo chủ nghĩa Mác-Lê-nin đã tổ chức và lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Lào. Tăng cường vai trò của Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ, đoàn kết quốc tế tốt đẹp. Ra sức xây dựng Đảng trong thời kỳ mới của cách mạng.
===1991-nay===
Sau khi hệ thống xã hội chủ nghĩa sụp đổ, ảnh hưởng to lớn đến cách mạng Lào. Ban chấp hành Trung ương Đảng liên tiếp chỉ đạo ban hành các nghị quyết quan trọng về công tác xây dựng Đảng và đội ngũ cán bộ.
 
Năm 1991, Ban Tổ chức Trung ương ra chỉ thị: phổ biến, tiếp thu tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, về đường lối đổi mới toàn diện, có nguyên tắc, và thực hiện chế độ tiền lương cho cán bộ, công chức cả cũ và mới nhằm tạo động lực, tích cực thực hiện những nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho.
 
Ban Tổ chức Trung ương Đảng đã triệu tập đại hội đảng viên toàn quốc vào cuối năm 1993, và tổ chức đại hội cán bộ toàn quốc năm 1995. sau Đại hội lần thứ VII, tổ chức các Hội nghị tập trung vào công tác xây dựng đảng trên 3 lĩnh vực: chính trị, tư tưởng và tổ chức.
 
Hằng năm, Ban Chấp hành Trung ương Đảng tổ chức hội nghị tổng kết rút kinh nghiệm công tác xây dựng Đảng - cán bộ, họp triển khai các nghị quyết Đại hội Đảng. Các quy định, nghị quyết về công tác cán bộ, sau đó được Ban Tổ chức Trung ương ban hành hướng dẫn, thông báo triển khai, hướng dẫn để cấp ủy các cấp thực hiện có hiệu quả.
 
==Chức năng và nhiệm vụ==
===Nghiên cứu, tham mưu===